Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Phiên âm gây cười trong ngoại giao

http://www.baomoi.com/Home/SachBaoVanTho/infonet.vn/Xon-xao-viec-phien-am-gay-cuoi-trong-ngoai-giao/7410668.epi

Trung Quốc và con đường bành trướng

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/11/an-trung-hoan-dam-phan-bien-gioi-vao-phut-chot/

Đọc tin trên lại nghĩ về con đường của Hán tộc, thời nào TQ cũng có tranh chấp lãnh thổ với nước khác. Hình như trong ý thức của người Tàu là xâm chiếm. TQ luôn để tranh chấp ở tình trạng lững lơ và chờ đến khi họ có đủ thực lực và thời cơ là chiếm. Biển đông Việt Nam cũng vậy, cũng luận điệu tương tự: gát tranh chấp, thỏa thuận song phương,...

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Xôn xao câu chuyện bi thảm về người nữ tài xế xe bus

(VTC News) - Hiện lan truyền trong cộng đồng mạng Việt Nam với tốc độ chóng mặt là câu chuyện về người phụ nữ lái xe bus và cái kết thảm thương là một vụ tai nạn xe. Truyện mang màu sắc liêu trai nhưng thông điệp hằn sâu lại đáng để suy nghĩ.


Câu chuyện được cư dân trên Facebook và các trang mạng xã hội chia sẻ cực nhiều trong một hai ngày gần đây. Nội dung có một vài dị bản, nhưng sự khác nhau là không nhiều, đại ý như sau:

"Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.

Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường… - “Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói: - “Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” -“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười. Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.” Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”

Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: - “Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”. Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.

Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!” Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.

Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: “Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung. Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.

Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!".
Hết

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Tịch thu USD

Đọc tin về buôn bán ngoại tệ, thấy thật tệ. Báo tuổi trẻ: Bán USD cho tiệm vàng sẽ bị tịch thu

       Bài báo dẩn lời ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM "- Quy định đã có từ nhiều năm qua là người dân có quyền được sở hữu ngoại tệ nhưng chỉ được bán ngoại tệ tại những nơi được quy định như chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng (NH), hoặc các quầy thu đổi được NH Nhà nước cấp phép"
       Đọc xong bài báo mà thấy bất an, Qui định này liệu có xảy ra tình trạng độc quyền.  Qui định này có tự mâu thuẩn: "người dân có quyền sở hữu ngoại tệ" , Có quyền sở hữu không?
      
      Sau đó là một lời khuyên hay là lời nhắc nhở, hay răn đe cũng không biết " Theo tôi, người dân cần cân nhắc kỹ vì cái lợi của việc bán USD cho tiệm vàng tính ra rất nhỏ so với rủi ro phải chịu nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt. " lại thấy kỳ kỳ, người dân gặp rủi ro do cơ quan chức năng nhà nước, chớ không phải cơ quan nhà nước nhận lương để đảm bảo người dân ít gặp rủi ro!?

      Phía dưới phần kết là những phần qui định về xử phạt hành chánh, tịch thu,...theo qui định, nghị định,...

      Thử hỏi dòng chảy ngoại tệ ngoài chợ đen sẽ đi đâu, liệu có ai biết không, và những qui định như thế này là phần ngọn, liệu giải quyết được gì không, tổ khổ cho người có USD và người kinh doanh, có sướng cho người thực thi nhiệm vụ đảm bảo qui định này được thực hiện đôi chổ.
!!...

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Âm nhạc Lam Phương

Tính hai mặt của đồng tiền định mệnh trong cỏi giới âm nhạc Lam Phương
Nguồn dutule.com

Made in China

Câu "Made in China" mà những người thích đùa gọi là " Hàng của Mao Trạch Đông", bình dân hơn thì "Hàng tàu" và nghe qua có cảm giác không tốt về nó, vì đâu nên nổi.

Xưa giờ mình mua hàng điện máy, nhất là máy tính đầu những năm 2000 đa số là hàng Đài Loan, sau này thì là hàng Trung Quốc, cũng xài tốt, hôm rồi mua cái webcam Trung Quốc mới thấy vì sao mọi người không thích: Hàng đóng hộp rất đẹp, guarrantee nhà sản xuất, nhà phân phối đủ,...mang về cài không được, mang lên hãng thì không đổi vì đã mua hơn tuần, mang sang kỹ thuật thì báo là Driver không đúng, đổi cho đĩa driver khác. Mang về cài thì cái đĩa mới lại không mở được nó cứ đòi format,.., mai là mình cẩn thận nhờ kỹ thuật chép driver vào usp, cài vào xài cũng được (không đến nổi bỏ).

Về cái khoảng an toàn,...gì...gì nữa thì bạn không nên chọn hàng TQ vì cũng tai tiếng nhiều, nào là melamin trong sữa, chất tăng trọng trong thức ăn gia súc, chì trong đồ chơi trẽ em, đồ gia dụng,...

Được cái giá rẽ, ít tiền thì xài cũng được.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Một cuộc thuyết giảng cho trí thức - Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2:"yêu cho đòn cho vọt"

Chiều thứ hai 14/11/2011, ông Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia của Bộ Ngoại giao Việt Nam (tôi nhấn mạnh: của Việt Nam) được mời đến một trường đại học lớn ở Hà Nội báo cáo về tình hình biên giới.
Nhà trường thông báo cho các thầy cô đến dự.
Ban tổ chức nghĩ rằng, các thầy cô bận rộn, vả lại đây là vấn đề đại sự quốc gia đã có Đảng và Chính phủ lo, chắc cũng không mấy người quan tâm, cho nên cái giảng đường 432 chỗ ngồi đã được ngăn bằng một tấm vách ngăn di động, chỉ còn chừa lại chừng 200 chỗ ngồi để giảng đường đỡ trống trải.
Không dè chưa đến giờ hẹn mà giảng đường đã chật cứng, bộ phận tổ chức phải tháo dỡ tấm vách ngăn... Thế mà cái giảng đường trên 400 chỗ ngồi hầu như không còn chỗ trống.
Người quan sát nhận ra, hôm nay đến dự rất đông đủ, hầu như các vị thuộc hàng Giáo sư có tên tuổi đều có mặt, trừ thầy Hiệu trưởng đi công tác nước ngoài, các thầy Phó hiệu trưởng đều có mặt, buổi báo cáo do thầy Phó hiệu trưởng thường trực chủ trì.
Những người đến dự chờ đợi ông Phó chủ nhiệm cung cấp những thông tin thời sự về tình hình biên giới, để cập nhật thông tin và bổ sung kiến thức vào công việc nghiên cứu và giảng dạy. Ông giảng giải rất kỹ thế nào là đường cơ bản, thế nào là lãnh hải, thế nào là vùng đặc quyền kinh tế, ... Ông còn làm “công tác tư tưởng” cho các Giáo sư, đảng viên và đoàn viên thanh niên cộng sản không được quên rằng Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia do các đảng cộng sản lãnh đạo, chúng ta cùng chung ông Tổ Mác Lê-nin.
Rồi ông cung cấp thông tin, như muốn nhắc nhở các Giáo sư đừng quên góp đá xây dựng Trường Sa, khi đã có đơn vị này đóng góp một tỷ đồng, mỗi người đơn vị kia đóng góp một ngày lương, ... rồi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm các việc... ông nhắc đi nhắc lại một điệp khúc “nhiều lắm các thứ” (nguyên văn lời ông). Ông giảng giải rành rẽ như đang giảng bài cho học sinh trung học, chứ không phải một báo cáo nghiêm túc cho các Giáo sư... Trên màn hình của bản thuyết trình, ông xen vào rất nhiều hình ảnh để chứng minh rằng ông đã từng đi báo cáo về biên giới trên biển tại nhiều trường đại học và các đơn vị khác trên toàn quốc.
Mặc dầu chờ đợi, nhưng các cử tọa tuyệt nhiên không thấy ông Chiến đưa ra một thông tin nào mới, trừ những thông tin mà các Giáo sư đã tiếp nhận qua các phương tiện truyền thông và nhất là các trang mạng “lề phải”, “lề trái”. Và ông luôn nhắc đi nhắc lại “đây là vấn đề nhạy cảm” mà ông không thể nói ra, và ông Chiến cũng khuyên mọi người đừng nhắc đến.
Quả tình đây là vấn đề rất “nhạy cảm”, bởi vậy ông yêu cầu mọi người tuyệt đối không được chụp ảnh, quay phim về buổi nói chuyện này. Có một vị giảng viên rất trẻ (có lẽ vừa ra toa lét quay vào) chưa kịp nghe lời cảnh báo của ông, lỡ dại giương máy ảnh lên chụp, liền bị ông nghiêm khắc cảnh cáo.
Điều đặc biệt là cái bản đồ mà ông trưng lên để giảng giải thì lại dùng tiếng Anh và ghi rõ vùng biển mà Trung Quốc đang khuấy đảo là biển “Nam Trung Hoa”, chứ không phải là Biển Đông như viết trên các báo chí “lề phải” của ta.
Khi nói về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, ông nhấn mạnh,... ta có chưa đầy trăm triệu dân, Trung Quốc có gấp mười mấy lần số đó, mình biểu tình năm ngàn người thì họ biểu tình năm chục ngàn người... Kinh khủng hơn thế... Giải quyết vấn đề gì đâu (!).
Nhưng có một thông tin mà cả giảng đường sững sờ: Khi nói về vụ Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 và tàu Viking 2 của ta, ông Chiến “lỡ mồm” đưa ra một lời răn dạy, chẳng qua chỉ là... là “Yêu cho đòn cho vọt” mà thôi! Theo bình luận của người quan sát, thì đây là lời khuyên của các cụ đối với các bậc cha mẹ khi dạy dỗ con cái.
Nghe giọng điệu của ông cứ thấy là lạ thế nào! Đúng là giọng điệu của bọn người nước lạ, luôn mồm đe dọa cho “Dạy cho Việt Nam một bài học”... Nhưng lần này được ông cán bộ Chiến của cái cơ quan lạ kia phiên dịch bằng một ngôn ngữ “thân ái hơn”, là... là “Yêu cho đòn cho vọt”. Cả giảng đường giật mình... Không biết bố nào dạy con nào đây? Và ai đang được ai yêu như vậy đó?
Sau phần ông thuyết trình thì đến lượt mọi người nêu câu hỏi và bình luận.
Rất đông đảo các vị Giáo sư đương chức đã phát biểu ý kiến. Tất cả các ý kiến đều thể hiện sự đáng tiếc là trong báo cáo của ông Chiến không đưa ra được những thông tin gì mới so với báo chí, và mọi thông tin quen biết mà ông Chiến đưa ra kèm theo lời răn phủ đầu: “Đây là vấn đề nhạy cảm”. Những vấn đề “nhạy cảm” của ông Chiến quả thật còn kém xa những thông tin mà các thầy cô của trường đại học này nghiên cứu, nhất là các thầy cô trong ngành sử học.
Người đầu tiên phát biểu ý kiến là thầy Phó hiệu trưởng thường trực. Thầy chất vấn ông Chiến, tại sao lại ông lại dùng bản đồ tiếng Anh với dòng chữ “Biển Nam Trung Hoa” để chỉ vùng Biển Đông của Việt Nam? Ông Chiến lúng túng, quanh co một hồi, và không thể trả lời được thấu đáo câu hỏi của thầy Phó hiệu trưởng thường trực (mà làm sao ông Chiến trả lời cho đặng!!!).
Sau đó đến lượt một vị Giáo sư là một nhà nghiên cứu lịch sử, đã bình luận, ý là Trung Quốc “yêu Việt Nam”,... rất yêu. Yêu đến mức cho những thứ hơn đòn hơn vọt mà ông Chiến vừa nói đến, bằng chứng là nhan nhản những bài viết trên những trang mạng do Đảng Trung Quốc thao túng đòi “Giết giặc Việt để lấy máu làm lễ tế cờ thu hồi Nam Sa” (tức Trường Sa của Việt Nam). Ông còn dẫn ra một loạt sự kiện nữa, trong đó có việc ông Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vừa dứt lời từ biệt với Tổng Bí thư của Việt Nam, thì trên cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc đã dọa cho Việt Nam nghe tiếng súng ở Biển Đông. Vị Giáo sư này còn nói: “Tôi có thể cung cấp cho anh Chiến, rằng bản chất của Trung Quốc là lời nói không bao giờ đi đôi với hành động. Họ nói một đằng, nhưng lại hành động theo một cách khác. Nó nhất quán từ cấp lãnh đạo cao nhất đến cấp thực thi thấp nhất”.
Vị Giáo sư khả kính của chúng ta còn khẳng định, chúng ta phải đặt lợi ích quốc gia trong khuôn khổ của pháp luật quốc tế lên trên hết, chứ không phải nhấn mạnh họ và ta đều chung ông tổ Mác Lê-nin.
Một vị Giáo sư khác đã từng có bề dày nghiên cứu về Trung Quốc, đã từng có công trình khoa học về vấn đề này được công bố từ 1979, thì khẳng định với ông Chiến rằng, trong suốt chiều dài lịch sử, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn hành xử theo kiểu lời nói không đi đôi với việc làm. Khi vị Giáo sư này nhắc đến bản tính lời nói không đi đôi với việc làm thì gợi người quan sát nhớ lại ý kiến của vị Giáo sư vừa phát biểu ý kiến ở trên, rằng, mỗi khi diễn ra những sự kiện Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, được phía lãnh đạo Việt Nam nhắc nhở, thì lãnh đạo Trung Quốc luôn đưa lời khuyên thân ái: “Các đồng chí ơi, chúng ta phải kiên nhẫn nhìn về đại cục, chứ chấp gì với cái hành động ngu xuẩn của bọn dân đen...”
Một vị nữ Giáo sư nói “Báo cáo một vấn đề nghiêm túc như thế này phải có chứng cứ khoa học, bằng chứng lịch sử, chứ không thể cái gì cũng “vấn đề nhạy cảm”... Vậy ra chúng tôi không đáng được cung cấp thông tin sao?”. Nghe xong lời vị nữ Giáo sư này, ông Chiến liền hạ giọng phán rằng: “Không ai cấm các thầy cô nghiên cứu khoa học, nhưng nghiên cứu thì phải... cho nó... cẩn thận... Chúng ta có thể viết một trăm trang nghiêm túc, nhưng chỉ cần một dòng không cẩn thận là phía bạn có thể dùng nó để làm bằng chứng rằng đã có một Giáo sư của Việt Nam nói năng như vậy đấy!”. (Người quan sát trộm nghĩ: Vậy thì trên hàng trăm trang mạng của Trung Quốc, cả lề phải và lề trái, nhan nhản những dòng lăng nhục và đe dọa Việt Nam thì ông Chiến nghĩ sao nhỉ?).
Dân tình quan sát thấy ông Chiến mặt đỏ nhừ... Chắc ông không ngờ các thầy cô ở trường đại học này thể hiện một phản ứng dữ dội như vậy... Cứ như những cuộc đấu tố ở các khu phố đối với những người có ý kiến trái chiều.
Cuối cùng, chắc là để gỡ thể diện cho ông Chiến, vì dù sao, nhà trường cũng đã có lời mời ông Chiến đến báo cáo, thầy Phó hiệu trưởng thường trực đã nói lời cảm ơn để kết thúc cuộc đối thoại rất cởi mở với ông Chiến.
Trong dòng người ùa ra từ giảng đường, người quan sát nghe thấy cuộc trao đổi giữa mấy bạn giảng viên trẻ, trong đó đáng chú ý là lời của một anh: “Tôi cho rằng, phúc đức của nước nhà còn lớn lắm, bởi vì, đưa một người như ông Chiến đi thương thảo về biên giới, để một người như ông Chiến tư vấn chính sách về biên giới cho Chính phủ mà chúng ta mới chỉ mất có ngần ấy đất và ngần ấy biển là còn ít đấy”./.
N. Q. S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Nguồn bauxitvn

Scandal môn Pencak silat (Indonesia vs Thailand)

Cắn -Trốn-Chạy & Thắng

Trận chung kết giữa võ sĩ người Thái Lan Anothai ChoopengDian Kristanto của Indonesia ở hạng cân 50kg tối 17/11 tại nhà thi đấu Pencak Silat Padepokan

Anothai Choopeng: đai đỏ
Dian Kristanto: đai xanh
Trọng tài người Singapore Jasni Salam

Bấm vào link bên dưới để xem
http://www.youtube.com/watch?v=mpiISpc_Mag

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Vai trò đồng tiền trong cuộc sống

*Dưới đây là bài văn của Hiếu đã gây “sốc” với giáo viên trường THPT Hà Nội - Amsterdam.
Thư gửi mẹ.
Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ
Nguyễn Trung Hiếu
Nguồn: dantri.com.vn

Chặn trang facebook

Lang thang trên mạng, vô tình bạn sẽ gặp thông báo "cannot display the webpage". Nếu thông tin không quan trọng hoặc không cần thiết lắm, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua, tìm hiêu kỹ thì biết là do bị chặn. Mà cái này thì không có thông báo và không có ai nói là mình chặn. Phải xử dụng thủ thuật để xem như Pagewash, anonymouse,...để xem, trên mạng là thủ thuật vượt tường lửa.
Một số trang websex, ...chặn thì cũng nên.
Các trang cá nhân, diễn đàn,...mà cũng chặn
Đó là kiểu chơi không fairplay, dan gian hay nói là chơi bẩn.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Bình Thạnh : Tư vấn pháp luật về xây dựng

Xem tin:
http://www.sggp.org.vn/xaydungdiaoc/2011/11/272525/

Đời nghĩ cũng hay
Anh tạo ra nhà cửa, đất đai, muốn làm chủ phải xin
Mà đã xin thì muốn cho hay không là tùy...
lại sinh ra nhà có giấy tờ hợp lệ
lại nghĩ chả nhẻ có loại giấy tờ không hợp lệ
Mà thôi nó cũng chỉ là giấy tờ

Lại nghĩ thương người nghèo,
Không nhà cửa, mua nhà giấy tay
Cả một gia tài, không biết mất khi nào!