Theo ông Kerry Brown, đứng đầu chương trình Á châu của Chatham House, nhiều người có lẽ thực sự phản ứng tự nhiên, vì cái chết của lãnh tụ đặt ra những câu hỏi về bản ngã, an toàn và khả năng sống sót của họ.
Đây là một đất nước cảm thấy luôn đứng ở bờ vực chiến tranh, được lãnh tụ yêu quý chăm sóc. Nhưng chúng ta không biết gì nhiều về cảm xúc thực của người dân cũng như ta biết rất ít về cuộc đấu tranh quyền lực trong ban lãnh đạo.
"Việc kiểm soát thông tin lớn đến mức rất có thể người dân bị sốc thật. Nghĩa là có sự cuồng loạn thực, nhưng ta không biết có nên gọi đó là nỗi đau theo cách hiểu của phương Tây hay không," ông nói.
Ông cho hay người dân được nhắc nhở luôn đang ở trong chiến tranh với Mỹ, và "những chiến thắng vĩ đại" trong quá khứ là nhờ tài lãnh đạo, vì thế khi người đứng đầu hệ thống qua đời, từng người dân đều cảm nhận mất mát.
Trích "Dân Bắc Hàn khóc có thật không?" BBC 20.12.2011
Lừa hơn chục triệu người, lừa nhiều năm, đến độ họ đói khác và nghèo khổ mà vẫn tin. Lại còn thấy mang ơn người lừa mình. Đúng là cú lừa ngoạn mục, cái giá phải trả cho cú lừa này đang chờ ở tương lai.
2. xạo láo quen thân:
Quân đội Hàn Quốc đã ủng hộ đánh giá của giám đốc cơ quan tình báo nước này là con tàu bọc thép đặc biệt của Kim Jong-il không hề di chuyển vào thời điểm mà các quan chức Bắc Hàn cho biết là ông qua đời.
Người đứng đầu ngành tình báo Hàn Quốc đã nói với Quốc hội nước này hôm thứ Ba 20/12 rằng con tàu này đang đỗ tại một nhà ga ở Bình Nhưỡng vào thời điểm đó, trái ngược với thông báo từ phía Bắc Triều Tiên rằng Kim Jong-il chết khi con tàu đang di chuyển.
Trích" Năm triệu người khóc thương kim Jong IL"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét