Trang

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Cờ Trung Quốc 6 sao

Vụ nầy gây nhiều thắc mắc, cũng cần xem lại, thường cờ của nước nào thì được sản xuất, cung cấp bới nước đó, chỉ đôi khi làm ở nước khác.
Vụ 6 sao  không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà từng ở Ấn Độ.
Vụ 6 sao không xảy ra ở việt nam 1 lần.

Không hiểu TQ có ý thâm hiểm gì. Chư vị nào có cao kiến giúp cho.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Thể thao: Lê Lai cứu chúa

Chuyện lịch sử Việt Nam ư!
Không ở đâu làm ăn dở hơi như Việt Nam, một nhóm người có trách nhiệm về việc đó lại qui trách nhiệm cho người trực tiếp làm theo chỉ đạo của họ,...Mà hèn hạ là lúc người ta đang nghĩ phép, lúc vắng mặt mới ghê! không có chút liêm sỉ.
Báo Thanh niên

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Tôn vinh hiệp sĩ đường phố

Trên đời trời đất, lực lượng an ninh, công an,...rất hùng hậu, trang bị hẳn hoi, lãnh lương lãnh bỏng,...mất tiêu khi gặp cướp.
Hiệp Sĩ đường phố, có lương hổ trợ của phường hoặc không lương, có trang bị gì đâu, khi có cướp lại có họ.
Thật là không nên khuyến khích chuyện này. Đừng để hiệp sĩ chết lãng xẹt,... mà dung dưỡng mấy tay này có khi lại nguy hiểm. Không tôn vinh lại thấy ái náy, trên đời dễ có mấy ai,... mà tôn vinh Hiệp sĩ đường phố thì khác nào chửi thẳng lực lượng chính qui,...

Theo bạn thì có nên tôn vinh không?

Cú lừa thế kỷ

Cảnh người dân khóc than vật vả khi nghe tin Kim Jong iL qua đời


Theo ông Kerry Brown, đứng đầu chương trình Á châu của Chatham House, nhiều người có lẽ thực sự phản ứng tự nhiên, vì cái chết của lãnh tụ đặt ra những câu hỏi về bản ngã, an toàn và khả năng sống sót của họ.
Đây là một đất nước cảm thấy luôn đứng ở bờ vực chiến tranh, được lãnh tụ yêu quý chăm sóc. Nhưng chúng ta không biết gì nhiều về cảm xúc thực của người dân cũng như ta biết rất ít về cuộc đấu tranh quyền lực trong ban lãnh đạo.
"Việc kiểm soát thông tin lớn đến mức rất có thể người dân bị sốc thật. Nghĩa là có sự cuồng loạn thực, nhưng ta không biết có nên gọi đó là nỗi đau theo cách hiểu của phương Tây hay không," ông nói.
Ông cho hay người dân được nhắc nhở luôn đang ở trong chiến tranh với Mỹ, và "những chiến thắng vĩ đại" trong quá khứ là nhờ tài lãnh đạo, vì thế khi người đứng đầu hệ thống qua đời, từng người dân đều cảm nhận mất mát.

Trích "Dân Bắc Hàn khóc có thật không?" BBC 20.12.2011

Lừa hơn chục triệu người, lừa nhiều năm, đến độ họ đói khác và nghèo khổ mà vẫn tin. Lại còn thấy mang ơn người lừa mình. Đúng là cú lừa ngoạn mục, cái giá phải trả cho cú lừa này đang chờ ở tương lai.

2. xạo láo quen thân:
Quân đội Hàn Quốc đã ủng hộ đánh giá của giám đốc cơ quan tình báo nước này là con tàu bọc thép đặc biệt của Kim Jong-il không hề di chuyển vào thời điểm mà các quan chức Bắc Hàn cho biết là ông qua đời.
Người đứng đầu ngành tình báo Hàn Quốc đã nói với Quốc hội nước này hôm thứ Ba 20/12 rằng con tàu này đang đỗ tại một nhà ga ở Bình Nhưỡng vào thời điểm đó, trái ngược với thông báo từ phía Bắc Triều Tiên rằng Kim Jong-il chết khi con tàu đang di chuyển.

Trích" Năm triệu người khóc thương kim Jong IL"

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Câu nói tìm được trong ngày

Tuyên bố tại hội nghị cộng sản quốc tế lần thứ 13 ở Hy Lạp
"Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể loại bỏ chiến tranh, thất nghiệp, nghèo đói, mù chữ."

Theo BBC

Lá thư tức tưởi gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính (Hải Quan)

Giải mã câu đố: Nếu anh không có cách nào có loại giấy tờ đó, thiếu nó thì làm sao?
nguồn laodong.com.vn

Thứ Bảy, 10.12.2011 | 07:39 (GMT + 7)
“Con chỉ là một người mua bán nhỏ lẻ, có được hợp đồng mua bán lớn là một vận may hiếm có, nhưng sự việc lại dẫn con đến tình cảnh bi đát hơn. Con hiện giờ khổ tận cùng, xuất phát từ ngành hải quan kiểm soát chống lậu trên biển. Con không biết tỏ bày điều này cùng ai...”
Ông Trần Hoàng Huy (GĐ Cty TNHH MTV TM DV&XNK Huy Phát - trụ sở tại 34B Phan Văn Năm, phường Phú Thành, Q.Tân Phú, TPHCM) đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ như vậy...
“Con” là từ mà vị GĐ DN mới 31 tuổi xưng như vậy trong thư gửi vị bộ trưởng 54 tuổi. Lá thư hơn 8 trang giấy đánh máy khổ A4, là nỗi tức tưởi của một doanh nhân trẻ, vừa bước vào thương trường đã gặp “dông bão”, để rồi nguy cơ tiêu tan sản nghiệp. Trong thư, Huy cho hay năm 2011 nhận được một hợp đồng (lốp xe phế thải) trị giá 1,6 tỉ đồng của khách hàng ở Hải Phòng. Lâu nay buôn bán nhỏ lẻ hàng phế liệu, chỉ cao cấp hơn người đi buôn bán ve chai là lập Cty, nên với Huy là một vận may hiếm có để phát triển kinh doanh. Oái oăm, cơ hội lớn đó lại dẫn Huy đến tình cảnh bi đát.
Trần Hoàng Huy ngồi đếm những phiếu báo chuyển phát nhanh lá thư của mình.
Trần Hoàng Huy ngồi đếm những phiếu báo chuyển phát nhanh lá thư của mình.
Lời thư tức tưởi: “Đến khi tàu chở hàng hóa của con đi đến cửa biển giữa sông Đồng Nai và tỉnh BRVT (gần phao số 0 - ngày 28.10.2011) thì tàu chở hàng bị Hải đội 3 (Đội kiểm soát phòng, chống buôn lậu trên biển) kiểm tra giấy tờ. Bên con đã trình những giấy tờ: Phiếu xuất kho, giấy tờ cảng vụ, phiếu vận chuyển, phiếu cân hàng hóa qua cảng, danh sách hàng hóa bán, hóa đơn bán lẻ tại kho theo yêu cầu của nhân viên cảng vụ... Nhưng các cán bộ nói không đủ giấy tờ, vi phạm hành chính. Tàu chở hàng của con phải theo tàu Hải đội 3 về vùng neo Sao Mai Bến Đình của tỉnh BRVT, bị lập biên bản giam tàu và hàng hóa đến ngày 10.1, lý do vi phạm điều 10 NĐ 137/NĐ-CP (vận chuyển hàng hóa trái phép), yêu cầu Cty con cùng chủ tàu bổ sung giấy tờ.
Sau đó, con và chủ tàu đã liên hệ với ông K (xin chưa nêu tên - cán bộ Hải đội 3 - PV) để hỏi về việc bổ sung những giấy tờ để hải quan giải quyết sớm, họ đều trả lời: “Làm DN thì tự biết, không lẽ hải quan chỉ đường cho hươu chạy...”. Con thiết nghĩ, mình là người làm ăn nhỏ, không hiểu hết thủ tục là chuyện đương nhiên, phải đi hỏi cơ quan chính quyền, mà lại trả lời như vậy thì con cũng không biết bổ sung cái gì, rồi bổ sung cho ai... Con về hỏi những người quen biết và sau 2 ngày bị giam tàu và hàng hóa, con đã đến Hải đội 3 để nộp hồ sơ bổ sung gồm: Hợp đồng kinh tế gốc, phụ lục hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng, bảng kê khai nguồn gốc hàng hóa, báo cáo thuế 5 tháng gần nhất, giấy phép đăng ký kinh doanh.
Ông Q - công chức Hải đội 3 - đã tiếp nhận hồ sơ và không có văn bản nào giải thích sự việc của con sẽ được giải quyết như thế nào, thiếu gì, khi nào sẽ được giải quyết. Và phía bên chủ tàu thì lại gửi công văn yêu cầu bên con phải bồi thường tổn thất hơn 200 triệu đồng, bên khách hàng thì đòi con bồi thường hợp đồng... Con mất ăn mất ngủ, bỏ mọi công ăn việc làm để ở lại Vũng Tàu chờ đợi câu trả lời của Hải đội 3 mà không biết chờ đến khi nào. Rồi, con được những DN thương tình chỉ dẫn “Huy hãy tìm cách gặp riêng với cán bộ, nếu không thì sẽ bị như vậy hoài”. Con đã tìm gặp và hồi âm “...theo Luật Hải quan, Hải đội 3 được quyền giam giữ lần đầu 10 ngày, nếu có tình tiết phức tạp cần điều tra, giữ tiếp 30 ngày, nếu vẫn còn tình tiết phức tạp, giữ tiếp 30 ngày nữa, rồi sau đó chuyển về Cục Hải quan để xin ý kiến giải quyết, nói để ông biết, tính toán và lo liệu”.
Hiện con đã lâm vào đường cùng, nguy cơ sẽ bị phá sản vì bao nhiêu tiền của, cả gia tài của con là tàu hàng đang bị Hải đội 3 giữ. Tiền đâu con bồi thường cho chủ tàu, bồi thường cho khách hàng, rồi con bị mất khách hàng thì sau này cơ hội làm ăn của con sẽ như thế nào...
Con không biết bức thư này có đến tay chú được không, nhưng con toàn tâm hy vọng chú sẽ đọc được bức thư này”.
Ngô Nguyên
Sẽ tịch thu hàng hóa,... theo báo SGTT 
Đàm phán thả tàu,... theo báo SGTT

Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố

Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố

Posted by basamnews on 14/12/2011
BTV: Lâu nay quý độc giả đã đọc qua các bài viết mô tả trận Hải chiến Hoàng Sa do những người lính Việt Nam Cộng hòa đã từng tham gia trận đánh này kể lại, hiếm khi có dịp đọc tài liệu từ phía Trung Quốc nói về trận chiến này. Dưới đây là trận Hải chiến Hoàng Sa đã được tái hiện qua ngòi bút của phía “bạn”, mô tả lại việc họ đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào. Bài viết này còn cho thấy, việc cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa đã được phía Trung Quốc tính toán và lên kế hoạch rất kỹ. Trận đánh này nằm trong kế hoạch chiến lược lớn hơn của Trung Quốc, không như ý kiến của một số người cho rằng, do phía VNCH không khéo xử sự, để bị rơi vào tình trạng khiêu khích, tạo cơ hội cho Trung Quốc “ra tay”, như bài viết của ông Nguyễn Hữu Hạnh: LỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT HOÀNG SA SAU 33 NĂM, mà nhiều người đã đọc qua.
Trong bài có nói đến hộ tống hạm Nhật Tảo, chiếc HQ-10, mà phía Trung Quốc gọi là “Sóng Dữ”, chúng tôi xin giữ nguyên văn cụm từ này, cùng các cụm từ khác như: Tây Sa (tức Hoàng Sa), Nam Sa (tức Trường Sa), Nam Hải (tức biển Đông), Đông Hải (tức biển Hoa Đông), Nam Việt (tức Việt Nam Cộng hòa)… cho đúng khẩu khí của người viết. Thêm một điểm cần lưu ý, trong bài tiếng Trung có nhiều chỗ đánh dấu bằng hai dấu hoa thị (**), người dịch không hiểu là gì nên đã để nguyên như vậy. Những chỗ đánh dấu như thế trong bài đa số là tên của các loại vũ khí, nên BTV cho rằng, có thể đó là những chữ đã bị kiểm duyệt, do một số thông tin phía Trung Quốc vẫn còn bảo mật.
————
Canglang.com

Tái hiện tin mật về xung đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974

07-11-2011
Quốc Trung dịch
Hải chiến Tây Sa là trận hải chiến xảy ra giữa nước ta với Nam Việt trong tranh chấp quần đảo Tây Sa cách nay đã mấy chục năm, hiện có một số bài viết đưa lên gọi là giải mật về Tây Sa, chẳng thấy có chút gì là “giải mật” mà chỉ là đăng lại, dựa theo những bài viết công khai mà thôi, vì thế khi cho đăng tư liệu mình thu thập được, hy vọng xin được sự chỉ giáo từ chư vị.
Chương I: Ôn lại trận chiến
Tân Hoa Xã ngày 19 tháng 1 năm 1974 đưa tin, từ 11 tháng 1 năm 1974 đến nay, Bộ Ngoại giao nước ta đã nhiều lần ra tuyên bố và cảnh cáo, nhưng Nam Việt vẫn chưa hề rút lại hành vi xâm lược của mình, mà trái lại còn đưa hải quân và không quân xâm nhập quần đảo Vĩnh Lạc trong quần đảo Tây Sa của ta. Chúng ta không thể chịu đựng thêm được nữa, đã tiến hành đánh trả tự vệ anh dũng, đem lại sự trừng phạt cần có cho quân xâm lược.
Nam Việt: “Hải quân Trung cộng đã điều tàu loại Komar, có trang bị tên lửa Styx. Trận chiến ác liệt chưa từng có…”
Mỹ: Đệ thất Hạm đội Hải quân Mỹ hoạt động tại vịnh Bắc Bộ đã từ chối các cuộc gọi của hải quân Nam Việt, yêu cầu sự can thiệp của Mỹ, thậm chí còn từ chối cả việc cử tàu đến cứu những người bị chết đuối.
• Canh bạc lúc tàn hơi
Quần đảo Vĩnh Lạc là một bộ phận của quần đảo Tây Sa, quần đảo này được tạo thành từ các đảo san hô là: San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân, Thâm Hàng, Tấn Khanh và Quảng Kim…, từ xa xưa là lãnh thổ của nước ta, nhưng từ thế kỷ 19, một phần các đảo bị nước Pháp là thực dân Đông Nam Á chiếm giữ. Năm 1954, Pháp bị đuổi đi, đảo San Hô bị Pháp chiếm giữ rơi vào tay Nam Việt. Tháng 1 năm 1973, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, đồng thời giao một lượng lớn tàu chiến cho Nam Việt. Từ tháng 8 năm 1973, Nam Việt liên tiếp đưa tàu quân sự xâm phạm lãnh hải của nước ta. Ngày 11 tháng 1 năm sau, lại càng trắng trợn hơn khi cho công bố bản đồ, quy Tây Sa vào bản đồ của họ. Khi ấy nước ta liên tục nảy sinh các vấn đề nội bộ và bên ngoài, trong nước rơi vào trạng thái hỗn loạn của cuộc “Đại cách mạng văn hóa”, rồi quan hệ Trung-Xô căng thẳng, không còn sức để ngó ngàng đến phía nam. Vì thế hành động của Nam Việt mỗi lúc một mạnh, ngày 15 tháng 1, phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” (HQ-16) của hải quân Nam Việt xâm nhập đầu tiên, nổ súng uy hiếp vào hai tàu cá 402 và 407 đang tác nghiệp ở gần đảo Cam Tuyền. Trưa ngày 17, quân địch đổ bộ lên đảo Kim Ngân, đến chiều còn cưỡng chiếm cả đảo Cam Tuyền.
• Cuộc đối đầu trên biển
Đối mặt trước sự xâm nhập ấy, hạm đội Nam Hải đã theo lệnh đưa hai con tàu 271 và 274 thuộc Đại đội tàu Chống ngầm 73 ở căn cứ Du Lâm, do Ngụy Minh Sâm, Phó Tư lệnh Quân 38002 và Đại Đội trưởng Vương Khắc Cường chỉ huy, hợp thành Biên đội 271, thực thi nhiệm vụ bảo vệ cá và vận chuyển cung cấp cho quân dân trên đảo. Biên đội này tới quần đảo Vĩnh Lạc vào đêm ngày 18, đưa 4 trung đội dân binh có vũ trang thuộc Quân khu Nam Hải đến 3 đảo Tấn Khanh, Thâm Hàng, Quảng Kim.
Trưa ngày 18, các tàu quân sự Nam Việt phiên hiệu “Trần Khánh Dư” và phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” tiến đến gần tàu cá số 407, nhấn chìm, hăm dọa để buộc phải dời đi. Thuyền trưởng tàu 407, Dương Quý Hào không chịu khuất phục, tàu “Lý Thường Kiệt” đột ngột chuyển bánh lái, đâm thủng mạn trái tàu cá. Chính giữa lúc các ngư dân đang cầm xỉa cá giơ lên quyết tử chiến, thì các tàu 271 và 274 của ta lao đến, phát tín hiệu cảnh báo. Khi thấy hải quân ta tới, tàu Việt đã treo cờ tín hiệu “Tàu mất lái”, rồi vội vàng rời khỏi hiện trường.
Tối hôm đó, đại tá quân địch Hà Văn Ngạc đã đưa tàu phiên hiệu “Trần Bình Trọng” (HQ-5) cùng tàu phiên hiệu “Sóng Dữ” (1) (HQ-10) đi kèm tới tận nơi. Dù số lượng tàu của hai bên là 4-4, song xét cả về trọng tải lẫn hỏa lực, quân Việt đều chiếm ưu thế áp đảo. Tổng trọng tải các tàu bên quân ta còn chưa bằng một tàu của bên quân Việt! Hơn nữa, tàu bên quân Việt đều được trang bị hệ thống điều khiển tự động, còn tàu bên quân ta về cơ bản vẫn là thao tác bằng sức người, sự chênh lệch về tương quan thực lực giữa hai bên là quá rõ ràng.
Sáng sớm ngày 19, bên quân Việt phát hiện thấy bên quân ta chỉ có 4 con tàu nhỏ, liền cho rằng có thể tận dụng ưu thế binh lực để tiêu diệt quân ta, tàu Việt bố trận lại từ đầu, chia làm hai cánh chiếm đường ngoài lợi thế, triển khai đội hình chiến đấu, tàu phiên hiệu “Trần Bình Trọng” dẫn tàu phiên hiệu “Trần Khánh Dư” từ ngoài khơi phía nam đảo Kim Ngân, rạn san hô Linh Dương tiếp cận hai đảo Thâm Hàng, Quảng Kim, các tàu phiên hiệu “Sóng Dữ” và phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” từ tây bắc đảo Quảng Kim tiếp cận chiến hạm của ta. Đồng thời, Tổng bộ hải quân Nam Việt hạ lệnh cho đại tá Hà Văn Ngạc nổ súng.
• Kịch chiến trên biển
Theo sự dàn trận của Quân khu Quảng Châu, biên đội 396 tiến vào phía tây bắc đảo Kim Quảng để đánh chặn các tàu phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” và tàu phiên hiệu “Sóng Dữ”, biên đội 271 tiến vào mặt biển đông nam đảo Kim Quảng để giám sát các tàu phiên hiệu “Trần Khánh Dư”, phiên hiệu “Trần Bình Trọng”. Các pháp thủ bên quân ta bám chặt trận địa chờ đợi khi vừa phát hiện thấy nòng pháp bên tàu địch lóe lên, là liền lập tức đạp cò, đạn pháo của chúng ta cũng ra khỏi nòng. Thời khắc ấy là 10 giờ 25 phút trưa ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Toàn bộ trận hải chiến là tương quan 2-2. Biên đội 271 và các tàu phiên hiệu “Lý Thường Kiệt”, “Trần Khánh Dư” ở phía đông nam đảo Quảng Kim là chủ lực của hai bên, cho nên không hẹn mà cùng đều áp dụng chiến thuật “Đánh rắn phải đánh giập đầu”. Thế nhưng cả hai bên đều xuất hiện phán đoán sai lầm. Theo hồ sơ được phía Việt Nam công bố mấy năm gần đây, do khi Hà Văn Ngạc tới, quân Việt đổi tàu đô đốc từ phiên hiệu “Trần Khánh Dư” thành phiên hiệu “Trần Bình Trọng”, bên ta không biết, tất cả hỏa lực đều dồn vào tàu “Trần Khánh Dư; còn bên Việt thì cho rằng tàu 274 đi sau phía ta là tàu chỉ huy, vì thế hỏa pháo của trung đội 1 đã nhằm vào đài chỉ huy trên đó để quét, Chính ủy Phùng Tùng Bá chẳng may trúng đạn hy sinh. Tuy nhiên, bên địch đã phạm phải một sai lầm chiến lược nghiêm trọng: Chúng đã sử dụng đạn xuyên thép với tàu chống ngầm không bọc thép, như vậy ngay cả đạn pháo có bắn trúng thì cũng thường xuyên qua thân tàu mà rơi xuống biển, thậm chí còn có rất nhiều đạn xịt; nếu sử dụng đạn nổ mạnh thì thắng thua là điều khó nói. Còn hai tàu bên quân ta thì đã tận dụng các đặc điểm mục tiêu nhỏ, chạy nhanh để dũng cảm đánh tiếp cận. Pháo bắn nhanh cỡ nhỏ bên quân ta liên tục nhả đạn về phía tàu địch, tàu “Trần Khánh Dư” không bọc thép bị bốc cháy rất nhanh, cự li bắn giữa hai bên từ 1.000m rút lại còn 300m. Lúc này, bánh lái điện của tàu 274 bất ngờ phát sinh sự cố, tận mắt nhìn thấy con tàu nhỏ mất lái đâm vào lưới lửa chằng chịt của tàu “Trần Khánh Dư” và tàu “Trần Bình Trọng”. Trong thế ngàn cân treo sợi tóc, thuyền trưởng tàu Lý Phúc Tường bình tĩnh ra lệnh chuyển sang người lái, đồng thời từ đài chỉ huy nhảy lên sàn tàu, đứng ở cửa cabin lớn tiếng ra lệnh quay đầu thật nhanh, rồi dùng khẩu lệnh và tay chỉ huy tác chiến. Đồng thời, tiểu đội trưởng chủ pháo Vương Tuấn Dân đã chỉ huy hỏa pháo bắn dữ dội về phía tàu “Trần Khánh Dư” đang lao tới trước mặt, tàu địch chống đỡ không nổi, quay đầu tháo chạy. Tàu 274 lại quay pháo bắn liên tiếp vào tàu “Trần Bình Trọng” đang chạy tới chi viện. Người nạp đạn Lý Như Ý nạp bắn một lèo tới hơn 180 quả đạn pháo, làm câm bặt chủ pháo ở sau tàu “Trần Bình Trọng”.
• Tử chiến ở hồ đá ngầm
Trận chém giết lẫn nhau bên trong hồ đá ngầm lại còn oanh liệt hơn, tác chiến trong một phạm vi nhỏ hẹp đầy những rạn san hô, không có khoảng chừa cho tác chiến cơ động, ai là kẻ dũng cảm sẽ chiến thắng, thế là hai tàu 396 và 389 dồn hỏa lực công kích vào tàu “Lý Thường Kiệt”. Tại đó, quân Nam Việt ở vào thế bất lợi, tàu “Sóng Dữ” nguyên là một chiếc tàu dò mìn, tốc độ cao nhất cũng chỉ có 14, có lòng mà giữ được hiệp đồng với tàu “Lý Thường Kiệt”. Cho nên, hai bên vừa bắn nhau, tàu “Sóng Dữ” chỉ có thể tạm thời bắn trước về phía đảo Quảng Kim, rồi chỉ còn cách đứng nhìn tàu “Lý Thường Kiệt” bị quân ta tập trung công kích mà chẳng có cách gì đi vào chi viện. Khi ấy, hỏa lực mạn bên lớn nhất của quân Việt là 1 khẩu pháo 127 ly, 3 khẩu pháo 40 ly, một khẩu pháo 20 ly và 2 khẩu súng máy, còn bên quân ta thì vũ khí dùng được là 1 khẩu pháo 85 ly, 6 khẩu pháo 37 ly, 4 khẩu pháo 25 ly và 4 khẩu súng máy. Chỉ cần tiếp cận được hoàn toàn vào tàu địch, không để cho khẩu pháo 127 ly này phát huy uy lực, thì ở chiến trường cục bộ này, bên quân ta vẫn có thể giành được ưu thế hỏa lực tương đối.
Hai tàu 396 và 389 một bên ép sát, một bên nhả đạn pháo lên tàu “Lý Thường Kiệt”. Lúc này, 1 phát đạn pháo 127 ly từ dưới nước vọt trúng tàu “Lý Thường Kiệt”, xuyên thủng khoang máy, nhưng không nổ. Thì ra vì cự ly chiến đấu giữa hai bên quá gần, nên đạn pháo chi viện cho tàu bạn từ tàu “Trần Bình Trọng” đã bắn nhầm phải người mình. Khi đó, tàu “Sóng Dữ” lao tới, bắn thọc đằng sau lưng biên đội của ta. Thế cục thay đổi trong nháy mắt, khiến cho tàu 389 bị quân địch tấn công từ hai phía bốc cháy nhiều chỗ. Mặc dù đã trúng đạn đầy mình, nhưng tàu 389 vẫn ép sát tàu địch, các chiến sĩ trong tình thế nguy cấp đã ôm luôn cả bệ phóng rocket, xách luôn cả súng tiểu liên, tay cầm lựu đạn, đúng là một trận đánh dũng mãnh, đã xảy ra một trận “đấu lưỡi lê trên biển” hiếm thấy trong lịch sử các cuộc hải chiến, quả là một trận xáp mạn tàu khiếp vía kinh hồn! Thuyền trưởng tàu “Sóng Dữ”, thiếu tá họ Ngụy [Văn Thà] đã mất mạng trong trận chiến trần trụi bằng lưỡi lê trên biển này.
Lúc này, tàu “Lý Thường Kiệt” quay về hồ đá ngầm, chuẩn bị cầu cứu tàu “Sóng dữ”. Đạn pháo trên tàu 389 đã bắn hết sạch, thuyền trưởng tàu Tiêu Đức Vạn hạ lệnh nạp bom chống tàu ngầm, quyết cùng chết với tàu địch. Còn thượng úy (2) họ Nguyễn (tức Nguyễn Thành Trí: BTV) chỉ huy thay thế tàu “Sóng dữ” thì muốn cố sức đâm chí mạng vào tàu 389. Chính trong thời khắc nguy cấp ấy, tàu 396 đã chuyển hướng đón chặn trước mặt tàu “Lý Thường Kiệt”, yểm trợ cho tàu 389 thoát hiểm. Tàu “Lý Thường Kiệt” vừa kịp hoàn hồn, không ngờ lại bị một đòn đau, chỉ còn cách rút lui về hướng tây bắc.
• Thắng lợi và ý nghĩa của nó
11 giờ 49 phút, đại đội 74 tàu chống ngầm sinh lực quân của bên ta lao vào chiến trường. Hạm đội Nam Việt cho là đại quân (trong Hồi ký của trung tá họ Vũ [Hữu San], hạm trưởng tàu “Trần Khánh Dư” cho rằng Trung Quốc đã điều 42 tàu quân sự và 2 tàu ngầm) đã quay đầu rút lui vào lúc 12 giờ. Bản thân tàu “Sóng dữ” tốc độ chậm, lại bị thương tích, nên đã không thể đuổi theo kịp đồng bọn đang tháo chạy. 12 giờ 12 phút, đại đội 74 vừa tới nơi đã tiếp nhận mệnh lệnh tấn công, tàu 281 lao lên hết tốc lực, bắn dữ dội vào tàu “Sóng dữ”, làm nó bị đánh chìm ở phía nam bãi đá ngầm Linh Dương vào lúc 14 giờ 52 phút.
Sau khi quân ta đã phải trả giá với 18 người tử trận, 67 người bị thương, trận hải chiến Tây Sa đã kết thúc bằng thắng lợi về phía quân ta. Sau đó quân ta thừa thắng xuất kích, thu hồi hoàn toàn Tây Sa. Chiến thắng này làm cho quân ta hiểu được rằng ở nơi Nam Hải “nước xanh” mênh mông rộng lớn này còn có được chủ quyền và lợi ích không dễ gì xâm phạm chính bởi trận hải chiến này, mà việc thiết lập lòng tin về sự tác chiến của hải quân ta ở nơi cách xa đại lục đã dần dần được điều chỉnh, sau cuộc chiến ấy, căn cứ Du Lâm lập tức được tăng viện 2 tàu hộ tống. Có thể nói, kể từ khi ấy, Nam Hải mới đi vào tầm ngắm của sự phát triển chiến lược của hải quân ta. Cho nên, xét từ ý nghĩa này, trận hải chiến Tây Sa chính là bước khởi đầu cho hải quân ta tiến ra “biển xanh”.
Chương II: Bối cảnh quốc tế
Trận phản kích tự vệ Tây Sa tuy là một trận chiến quy mô nhỏ, nhưng bối cảnh của nó lại rộng lớn, phức tạp. Liên quan đến chiến lược toàn cầu của 3 nước lớn Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô khi ấy còn có cả Việt Nam và khu vực Đài Loan. Muốn nói về trận phản kích tự vệ Tây Sa, còn phải được bắt đầu bằng việc Nixon dến thăm Trung Quốc mở cửa cho quan hệ Trung-Mỹ.
Vào đầu thập niên 70, mối quan hệ Trung-Xô xấu đi nhanh chóng, Liên Xô cho bố trí hàng trăm vạn quân ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Đặc biệt là sau trận phản kích tự vệ ở đảo Trân Bảo vào năm 1969, trung Quốc đã phải chịu sự uy hiếp chiến tranh to lớn từ Liên Xô. Mỹ và Liên Xô trong cuộc đối đầu chiến tranh lạnh cũng trở nên hết sức bị động. Vào cuối thập niên 60, lực lượng chiến lược Liên Xô có xu hướng hòa hoãn với Mỹ, nước Mỹ khi phải đối mặt với sự uy hiếp chiến lược của Liên Xô đang leo thang nghiêm trọng, đã yêu cầu được liên hợp với Trung Quốc để cùng nhau áp chế Liên Xô. Đồng thời, chính phủ Mỹ vội vã rút quân khỏi Việt Nam, cũng yêu cầu có sự phối hợp chiến lược của Trung Quốc. Chính trong tình hình ấy, Mao Trạch Đông và Nixon, xuất phát từ con mắt chiến lược sâu rộng, đã mở cửa cho mối quan hệ Trung-Mỹ. Việc thu hồi Tây Sa có thể nói là một sản phẩm ăn theo của quyết sách chiến lược này.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, rất nhiều hòn đảo của Tây Sa đã bị Nam Việt chiếm giữ dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chứ không phải Bắc Việt **. Những hòn đảo này của Tây Sa đã bị Bắc Việt chiếm giữ khi nước Mỹ không muốn rút quân, bởi vì giao Tây Sa cho Bắc Việt thì chẳng khác nào giao cho Liên Xô. Chuyện này có một dẫn chứng quan trọng: Căn cứ quân sự trọng yếu của quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam là vịnh Cam Ranh, sau Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô nhanh chóng thuê lại vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự cho họ, cho đến tận bây giờ (năm 2004 hết hạn) (3). Cho nên, chúng ta có thể phân tích thế này, về vấn đề Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Đệ thất Hạm đội hải quân Mỹ đã từ chối lời yêu cầu hải quân Mỹ can thiệp, thậm chí còn từ chối cả việc đưa tàu tới ứng cứu những người bị chết đuối, chứng tỏ Trung Quốc đã có thỏa thuận ngầm với Mỹ. Điều này không hề xuất phát từ chuyện Mỹ tốt với Trung Quốc đến đâu, lại càng không phải là ban ơn, mà hoàn toàn là xuất phát từ lợi ích tự thân của nước Mỹ. Chính trong bối cảnh toàn cục ấy, trong thời khắc then chốt ấy, Trung Quốc đã chớp lấy thời cơ để thu hồi Tây Sa.
Khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, binh lực của Hạm đội Nam Hải rất thiếu, đòi hỏi phải có sự chi viện từ Hạm đội Đông Hải. Đảo Đài Loan nằm ở giữa Nam Hải và Đông Hải, việc điều động hạm đội trước đây đều đi vòng từ ngoài khơi đảo Đài Loan, để tránh đi vào đường nhạy cảm trong eo biển Đài Loan. Thời gian hành động của hạm đội lần này quá gấp gáp, quy mô lại hết sức lớn, liệu có thể đi qua eo biển Đài Loan nổi không? Nixon đến thăm Trung Quốc, đụng chạm vào chính phủ Tưởng Giới Thạch có thể nói là thảm họa. Điều động hạm đội quy mô lớn đi qua eo biển Đài Loan vào lúc này, Tưởng Giới Thạch sẽ có phản ứng gì? Lãnh dạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên hệ được với Tưởng Giới Thạch thông qua kênh bí mật, Tưởng Giới Thạch cân nhắc từ đại nghĩa dân tộc, đã để cho hạm đội được đi qua eo biển Đài Loan một cách suôn sẻ, giành được thời cơ cho cuộc chiến. Đài Loan từng nhiều lần thả hải quân Trung Quốc đại lục trong trận hải chiến với Trung Quốc đại lục, chưa hề có mối quan hệ mật thiết nào dưới sự chỉ đạo đằng sau của Mỹ.
Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận hải chiến quy mô lớn. Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt ** lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”. Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc thu hồi lại lãnh thổ của mình từ tay “ngụy quân Nam Việt” từ sự hỗ trợ của Mỹ. Chính nước cờ hay tuyệt diệu này đã khiến cho Trung Quốc giành được thế chủ động trong tương lai về vấn đề Nam Hải. Và cũng chính điểm này, sau khi Nam – Bắc Việt Nam thống nhất, đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến Việt Nam dựa vào Liên Xô, thù địch với Trung Quốc.
Chương III Bối cảnh khi xảy ra trận chiến
Nguyên nhân xảy ra trận hải chiến Tây Sa là do sau khi Bắc Việt ký Hiệp định đình chiến, chính phủ Nam Việt đã nhân cơ hội đó để ổn định lại cục diện chiến đấu trên bộ, tích cực triển khai hoạt động trên các yếu điểm chiến lược Nam Việt đã chiếm đoạt. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1973, tàu quân sự Nam Việt liên tục xua đuổi và bắt giữ ngư dân Trung Quốc trong vùng biển Tây Sa, chiếm giữ đảo, mưu đồ đẩy Trung Quốc ra khỏi khu vực này, tiến vào độc chiếm quần đảo Tây Sa, khi ấy Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên chiếm giữ một vài hòn đảo, tương tự như với quần đảo Nam Sa. Công bằng mà nói, động thái này của chính phủ Nam Việt quả thực rất có tầm nhìn chiến lược, đồng thời không loại trừ có người Mỹ đứng đằng sau khi trù mưu tính kế.
Trung Quốc khi ấy lại đang sa vào vũng lầy của cuộc Đại Cách mạng Văn hóa. Tầm nhìn của Trung ương và Quân ủy đều tập trung vào 3 khu vực phía bắc tiếp giáp với Liên Xô. Khi ấy Liên Xô đang tập kết tới bốn mươi mấy sư đoàn đã được cơ giới hóa ở toàn bộ phía Đông, cộng thêm quân đội hàng không và quân đội dự bị chiến lược, tổng binh lực lên tới gần 1 triệu quân! Trận chiến trên đảo Trân Bảo nguy cấp nhất, tuy binh lực của cả hai bên không vượt quá quy mô tiểu đoàn, song bày trận ở đằng sau mỗi bên là binh lực với quy mô tập đoàn quân! Trong thời khắc nguy cấp ấy, phía Liên Xô còn tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn (với quy mô mười mấy sư đoàn) ngay trước mắt chúng ta. Phản ứng của phía ta là chỉ trong vòng 2 tháng đã cho nổ 2 quả bom hạt nhân! Không hề đưa một chữ nào trong phần tin tức. Sự kiện một phân đội đi tuần tra biên giới phía bắc sau đó đã khiến cho Trung ương hạ quyết tâm nhanh chóng cải thiện mối quan hệ với Mỹ nhằm giảm bớt áp lực của Liên Xô đối với chúng ta. Không thể lơ lỏng dù chỉ một khắc cuộc đối đầu quân sự với Liên Xô ở phía bắc. Đại bản doanh nguồn lực quốc phòng đã bị liên lụy về phía ấy, còn với khu vực Nam Hải thì nói chung là áp dụng thái độ bỏ mặc, trong khi sự khiêu khích của chính phủ Nam Việt thì lại càng ngày càng mạnh.
Đến tháng 1 năm 1974, chính phủ Nam Việt tuyên bố phải khai thác dầu ở khu vực Tây Sa, buộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải ra tuyên bố, nhắc lại chủ quyền của mình đối với Tây Sa và Nam Sa. Nhưng hành động của hải quân Nam Việt lại leo thang ngay tiếp sau đó, 4 ngày sau, biên đội chiến hạm chiến đấu của họ tiến đến vùng biển Tây sa, khiêu chiến với Trung Quốc bằng vũ lực. Phía Trung Quốc khi ấy về cơ bản chưa chuẩn bị cho việc đánh, trong lúc nguy cấp đã vội vã điều 2 tàu dò mìn (phiên hiệu 396 và 389), 2 tàu chống ngầm (phiên hiệu 271 và 274) đến Tây Sa vào ngày 17 tháng 1. Tàu dò mìn 389 trong số đó vừa được xuất xưởng sửa chữa, chưa hề lái thử, đã phải xuất phát đến vùng chiến địa. Có thể thấy được sự thảm hại của phía quân Trung Quốc khi ấy. Hơn 1 ngày sau, phía quân Trung Quốc lại vội điều 2 tàu chống ngầm (phiên hiệu 281 và 282) đến tăng viện cho Tây Sa. Sau này đã thấy: Chính 2 chiếc tàu này đã bảo đảm cho sự thắng lợi cuối cùng của quân Trung Quốc trong trận Tây Sa.
Những người am hiểu sẽ nhìn ra được những chiếc tàu này không phải được dùng cho các trận hải chiến đích thực. Chứng tỏ phía Trung Quốc khi ấy cơ bản là không muốn đánh, mà chỉ muốn chứng minh sự tồn tại vũ lực của mình ở vùng biển Tây Sa, nhìn mấy chiến tàu nhỏ bên quân Trung Quốc điều đến mà đã tạo nên dũng khí để làm nên chuyện, thì e rằng cũng đã nằm ngoài dự liệu của các nhà quyết sách quân sự khi ấy.
Ngày 18 tháng 1, tàu Trung Quốc đến vùng biển Tây Sa, gặp phải tàu của hải quân Nam Việt ở đó, tổng cộng có 1 tàu khu trục (số ghi ở thân tàu là 04), 2 tàu hộ tống (số ghi ở thân tàu là 05 và 16) và 1 tàu tuần tra (số ghi ở thân tàu là 10). Bốn tàu của hải quân Nam Việt, với tổng trọng tải hơn 6.000 tấn, hơn 50 khẩu hỏa pháo, lại được trang bị hệ thống điều khiển bắn tự động điện tử tiên tiến nhất hồi bấy giờ; còn 4 chiếc tàu bên quân ta gộp lại tổng cộng mới được hơn 1.700 tấn, 16 khẩu hỏa pháo, trọng tải tàu tối đa không bằng trọng tải con tàu nhỏ nhất của quân Nam Việt. Tương quan thực lực giữa hai bên đối trận chênh nhau như vậy cũng là điều hiếm gặp trong lịch sử các trận chiến hải quân trên thế giới. Vì thế, hải quân Nam Việt phán đoán máy bay chiến đấu của Trung Quốc do hành trình xa nên không thể tới chi viện cho Tây Sa được, cảm thấy vẫn có thể đánh được biên đội hải quân nhỏ ấy của Trung Quốc. Cũng có nghĩa là vào sớm ngày hôm đó, sĩ quan chỉ huy tàu Nam Việt khi đã liên lạc được với tổng thống của họ là có thể được trao quyền khai hỏa vào tàu Trung Quốc.
Song hải quân Trung Quốc khi ấy, mặc dù về mặt trang bị và sẵn sàng tác chiến không bằng được Việt Nam, nhưng lòng quả cảm và sĩ khí thì lại ở hàng đầu, là quân đội được trang bị bằng tư tưởng Mao Trạch Đông, đã không hề run sợ trước hải quân Nam Việt với ưu thế áp đảo. Còn hải quân Việt Nam khi gặp phải biên đội tàu Trung Quốc tiến tới bất ngờ, tuy coi thường, nhưng vì cũng không biết được nội tình bên quân Trung Quốc nên cũng không dám manh động, hai bên lại đối đầu trong đêm tối, thế là cả hai bên cùng thu quân. Ngày hôm sau, 19 tháng 1, tàu Nam Việt nhìn thấy bên quân ta không hề có tăng viện, chỉ vẻn vẹn có 4 chiếc tàu nhỏ, thế là can đảm hẳn lên. Tàu hộ tống 5 cậy mình thừa đủ trọng tải mã lực đã va vào trước đánh chặn 2 tàu dò mìn 396 và 389 của bên quân ta, tàu dò mìn 396 của ta bị hư hỏng nhẹ, dùng mấy chiếc xuồng máy đưa khoảng 1 trung đội lính đánh bộ lên 2 hòn đảo Trân Hàng, Quảng Kim, đã bị bên quân ta khống chế (2 hòn đảo này có 1 đại đội dân binh của ta đóng trên đó), đối đầu với dân binh Trung Quốc trên đảo. Tàu bên quân ta nhằm hỏa pháo vào quân Nam Việt đang đổ bộ lên đảo, hiệp trợ dân binh trên đảo, còn tàu quân sự lớn của Nam Việt do ở quá gần đảo, nên chủ pháo ** đã bị rơi vào góc chết, chẳng trợ giúp gì được. Trong tình huống có cảnh cáo cũng vô hiệu ấy, dân binh Trung Quốc đã nổ súng trước, giết chết 1 tên địch, làm bị thương 3 tên, buộc quân Nam Việt phải quay đầu rút chạy thảm hại.
Khi thấy không dễ gì chiếm được đảo, tàu quân sự Nam Việt đã thu hồi quân đổ bộ lên đảo, lượn một vòng ra ngoài khơi (khiến cho tàu bên quân ta bị nằm vào tầm bắn của hỏa pháo ** bên họ), triển khai đội hình chiến đấu. Biên đội tàu Trung Quốc không những không lui về, mà còn dốc hết mã lực cũng triển khai đội hình chiến đấu để đón đầu tàu quân sự Nam Việt (bởi nếu như bị chúng giãn cách cự ly, thì bên quân ta chỉ còn cách chịu đòn). Hai bên đối trận lúc này, pháo chĩa vào nhau, lưỡi lê đã tuốt, khoảng cách ngày một thu hẹp, căng thẳng tột độ. Cuối cùng tàu quân sự Nam Việt không nén nổi, các tàu cùng nổ súng về phía quân Trung Quốc, ngay chính trong khoảnh khắc lửa pháo lóe lên, pháo thủ bên quân ta cũng ấn nút điện, trận hải chiến Tây Sa chính thức bắt đầu!
Chương IV: Giải mật tư liệu
Về chuyện ai nổ súng trước, có một loạt quan điểm cho rằng, tàu quân Nam Việt lúc ấy nổ súng trước là khi lui về phía sau để giãn cách cự li, cho hỏa pháo ** ở vào vị trí lợi thế, thì tàu quân Trung Quốc đã truy kích để thu hẹp cự ly, thực ra không phải như vậy. Trước hết, nếu đúng là như vậy, thì tàu quân Nam Việt chắc chắn đã đối mặt với quân Trung Quốc bằng pháo đuôi chứ không phải bằng chủ pháo, không phải ở vị trí đắc địa; thứ hai, khi đối đầu, tàu của hai bên ở cách nhau rất gần, dùng theo cách nói của người Nam Việt là “trong tầm cự ly bắn của **”, thì tàu bên quân ta lại chạy nhanh hơn tàu quân Nam Việt (bên Trung Quốc tốc độ 25, bên Nam Việt tốc độ 20), nên chẳng cần phải đợi đến khi tàu quân Nam Việt chạy xa rồi mới đuổi theo; thứ ba, các văn bản chính thức của phía Trung Quốc cũng nói khi ấy hai bên chĩa súng vào nhau, quân Nam Việt nổ súng trước. Cho nên, tình huống khi ấy nên hiểu là khi hai bên tiếp cận chính diện với nhau, đối với quân Nam Việt, nếu quân Trung Quốc tiến gần vào nữa là sẽ bị rơi vào góc chết của chủ pháo ** hạm đội Nam Việt, sẽ bất lợi cho họ, nên họ phải nổ súng trước.
Khẩu pháo ** số 1 của tàu quân Nam Việt là đài chỉ huy của tàu bên quân ta, do ** rất lâu, nên đạn pháo đã bắn rất chuẩn. Một loạt đạn pháo bắn ra, mấy thuyền trưởng và chính ủy bên quân ta khi ấy đã có thương vong. Nhưng tàu bên quân ta tiếp tục áp sát địch hết tốc lực, phát huy ưu thế cự ly gần của pháo bắn tốc độ **, nên đã áp chế được tàu quân Nam Việt. Còn tàu quân Nam Việt lúc này do tốc độ bắn của hỏa pháo ** chậm, tàu của bên quân ta lại nhỏ, chiều cao chỉ có 2 m, cự ly lại quá gần, rơi vào góc chết của pháo rất khó điều chỉnh, không phát huy được ưu thế hỏa lực, nên đã bị tàu Trung Quốc bắn trả điên cuồng. Để thoát khỏi thế bị động, tàu quân Nam Việt có ý đồ giãn cách cự ly, còn tàu bên quân ta thì truy đuổi đến cùng, áp sát tàu quân địch. Tập trung hỏa lực bắn vào các tàu khu trục 04, tàu hộ tống 16. Quân ta dũng mãnh tấn công tàu khu trục 4 và tàu hộ tống 16 của Nam Việt, vì những con tàu ấy lần lượt ở vào vị trí tàu chỉ huy trong các tàu quân sự Nam Việt. Còn cho đến sau trận hải chiến ấy, phía Trung Quốc đều cho rằng tàu khu trục 04 là kỳ hạm của cả hạm đội Nam Việt. Thực tế, tin của tình báo Trung Quốc rất chuẩn xác, cho đến ngày 18, tàu khu trục 04 luôn là kỳ hạm của Nam Việt, nhưng vào sớm ngày 19, do sự thay đổi về chỉ huy hạm đội Nam Việt, tàu hộ tống 05 đã biến thành kỳ hạm, đây là điều bên quân Trung Quốc không ngờ tới. Hỏa lực từ các tàu chống ngầm 271 và 274 của bên quân ta đã chuyển hướng bắn về phía chủ pháo cùng hệ thống điều khiển bắn, thông tin và chỉ huy của tàu hộ tống 04 Nam Việt.
Mặc dù có sự cứu viện của tàu hộ tống 05, tàu này vẫn bị đánh tới mức làm gián đoạn thông tin, chỉ huy vô hiệu lực, tàu bị cháy khói um lên. Cùng lúc ấy, các tàu quân sự của Nam Việt cũng cố sức bắn trả về phía quân Trung Quốc, pháo ** bắn tàu Trung Quốc ở gần không được liền bắn tới tàu Trung Quốc ở xa, để chi viện cho đồng đội. Do tàu quân ta và quân địch đánh nhau ở cự ly gần, nên không ít ** lực của Nam Việt đã bị đánh gục trên tàu của mình, các tàu của Nam Việt đều bị xơi phải đạn pháo của người mình.
Tàu tuần tiễu số 10 của hải quân Nam Việt đã lao tới và nhả đạn điên cuồng vào tàu dò mìn 389 của ta, để tìm hiểu cứu vãn tàu hộ tống 16 đang bị 2 tàu dò mìn 396 và 389 của quân ta vây đánh. Tàu dò mìn 389 của ta đang chịu tấn công từ hai phía đã bị trúng đạn nhiều chỗ, 6 sĩ quan và lính tử trận, trên tàu bốc cháy, nhưng vẫn dũng cảm chiến đấu, cùng với tàu 396 quay họng pháo bắn trả xối xả về phía tàu tuần tiễu số 10 của đối phương, rồi quay đầu lao tới tàu này. Tàu tuần tiễu số 10 của hải quân Nam Việt bị bắn trúng phải kho đạn đã phát nổ bốc cháy. Tàu dò mìn 389 của ta lúc này đạn pháo cũng đã hết sạch, nhưng vẫn dũng cảm lao lên, xông thẳng tới chỗ cách tàu số 10 mấy chục mét, hải quân Trung Quốc xách cả bệ phóng rocket, súng tiểu liên, bắn xối xả về sàn tàu số 10 (số vũ khí này vốn là vận chuyển cho dân binh của ta đóng trên đảo, nhưng do đêm 18 [tháng 1-1974] sóng quá lớn, nên không thể đưa lên đảo được). Thuyền trưởng tàu tuần tiễu số 10 của Nam Việt đã bị bắn chết trong trận chiến (4).
Tàu hộ tống số 16 của Nam Việt muốn tiến tới cứu tàu tuần tiễu số 10, nhưng đã bị tàu dò mìn 396 của ta đánh chặn. Tàu hộ tống số 16 của Nam Việt đã bị trúng phải một phát đạn pháo từ tàu hộ tống số 5 của họ (may mà quả đạn pháo này không nổ, nếu không thì quân Nam Việt đã đánh đắm mất con tàu của họ trước), sau đó lại bị 2 tàu của quân ta tấn công, lúc này các hệ thống thông tin, điều khiển và cung cấp điện đều bị mất hiệu lực hoàn toàn, tàu bị nghiêng 20º (khi về đến cảng quân sự Nam Việt bị nghiêng tới 40º, chỉ còn lại phần máy chính là còn có thể vận hành), không thể tiếp tục tác chiến, thế là quay đầu tháo chạy ra ngoài khơi.
Nhìn thấy tàu số 16 rút chạy, chính ngay lúc đó, 2 tàu chống ngầm 281 và 282 của quân ta đã đuổi đến vùng biển chiến trận (hai con tàu này đã đến địa điểm được chỉ định sớm hơn một chút, đêm 18 gặp phải sóng lớn, đã vội chạy với tốc độ tối đa cao hơn so với thiết kế của tàu, cuối cùng được phía Trung Quốc kịp thời đưa về sinh lực quân, khiến cho cán cân chiến thắng của trận hải chiến Tây Sa cuối cùng đã nghiêng về phía Trung Quốc). Tàu tuần tiễu 04, tàu hộ tống 05 của Nam Việt không còn lòng dạ nào để chiến đấu tiếp, bỏ lại tàu số 10 đã bị đánh cho tơi tả, cũng quay đầu tháo chạy ra ngoài khơi. Kể từ lúc tàu Nam Việt nổ súng cho đến khi tàu của chúng bị đánh cho tơi tả, chỉ vẻn vẹn trong vòng có mười mấy phút. Theo kiểm nghiệm của hải quân Nam Việt sau trận chiến, ngoại trừ tàu tuần tiễu số 10 bị ta đánh chìm ra, 16 chiếc tàu hộ tống đã bị trúng 820 phát đạn, 2 chiếc tàu còn lại đều bị trúng trên cả ngàn phát đạn, có thể thấy được độ ác liệt của trận chiến và sự anh dũng trong tác chiến của hải quân Trung Quốc.
Mặc dù hạm đội của Nam Việt đã bị đánh tơi bời, tàu bên quân ta lúc này cũng ở trong tình trạng không hay: Tàu 389 cháy mãi không tắt, thân tàu bị nghiêng lệch nặng, buộc phải đưa vào bãi cạn với sự hiệp trợ của các tàu bên ta để khỏi bị chìm. Ba tàu còn lại cũng bị thương tổn, đạn dược lại còn ít, nên chẳng biết làm gì với tầu tuần tiễu số 10 đã không còn đủ năng lực tự vệ của Nam Việt. Cuối cùng phải để cho 2 tàu chống ngầm 281 và 282 của quân ta đưa tàu tuần tiễu số 10 của bên quân địch nhấn chìm xuống biển.
Trận hải chiến Tây Sa cùng hậu quả của nó đã khiến cho Trung Quốc và chính phủ Nam Việt cùng cảm thấy kinh hoàng và bất ngờ. Trung Quốc là bên yếu thế về hải quân đã giành được thắng lợi không hề có sự chuẩn bị ở Tây Sa đã lập tức bắt đầu tổng động viên chiến tranh, với ý đồ mở rộng chiến quả, ra tay giải quyết luôn vấn đề Tây Sa. Phía Trung Quốc khẩn cấp trưng dụng 500 lính đánh bộ và dân binh, đưa các tàu quân sự và tàu cá ra vùng chiến địa vào ngày 20, ngoài việc điều các tàu của hạm đội Nam Hải khẩn cấp ra chi viện Tây Sa, 2 tàu khu trục đạn đạo của hạm đội Đông Hải cũng từ phía nam eo biển Đài Loan tới tăng viện. Về không quân, nghe nói khi ấy đã điều máy bảy chiến đấu F-7 vừa mới được nghiên cứu chế tạo (có tính năng ngang với Mic-25), mặc dù thời gian đậu lại giữa không gian trên vùng biển Tây Sa của loại máy bay chiến đấu này chưa đầy 10 phút, nhưng sự xuất hiện của nó vẫn gây sự phấn chấn lớn lao. Ngày 20 tháng 1, bộ đội tinh nhuệ của Trung Quốc đã đến Tây Sa, dưới sự yểm trợ của hỏa lực pháo hạm, đã chiếm gọn cả 3 hòn đảo từng bị hải quân Nam Việt chiếm giữ từ năm 1956, bắt sống 48 tên địch, trong đó có 1 sĩ quan liên lạc Mỹ.
Tuy Bắc Việt đang đánh nhau với Nam Việt, nhưng khi chúng ta trừng phạt Nam Việt, trong lòng Bắc Việt chưa hẳn đã hài lòng. Với trận hải chiến Tây Sa, hải quân Nam Việt vốn đã có sự chuẩn bị, với ý chí quyết giành bằng được, không ngờ lại bị ăn một đòn trời giáng, đột nhiên trở nên hoảng loạn. Khi viên chỉ huy trận hải chiến đến gặp Tổng thống Nam Việt để báo cáo, không dám nói là trận hải chiến đã bị thất bại, mà chỉ một mực trách không quân không đến chi viện. Đến chiều ngày 20 tháng 1, Nam Việt mới đưa tàu quân sự Kỳ lân chở 1 tiểu đoàn lính đánh bộ, với ý đồ tăng viện cho quân đóng ở Tây Sa (nửa đường đã quay về), ngoài ra còn cho tập kết lính hải, không quân rải khắp làm khung sườn tái chiếm, nhưng sau khi đối mặt với sự tăng viện lớn của bên quân ta, lính hải quân Tây Sa bám trận địa chờ thời từ trước, đã không hề dám manh động, cuối cùng phải rút về.
Trong trận chiến ở Tây Sa, các tàu quân sự của phía Nam Việt đã bị đánh chìm, bị đánh trọng thương, bị thương nhẹ mỗi loại 1 chiếc, lính tử trận hơn 100 người, bị bắt sống 18 người, số bị thương không rõ. Các tàu phía Trung Quốc bị đánh trọng thương 1 chiếc, bị thương nhẹ 3 chiếc, lính tử trận 18 người, bị thương 67 người. Mặc dù phía Trung Quốc đã không lường trước được hết quyết tâm khai chiến của Nam Việt, binh lực điều động hết sức yếu ớt, nhưng sĩ quan binh lính hải quân Trung Quốc tham gia chiến trận đã chiến đấu dũng cảm, chiến thuật vận dụng cũng hết sức thành công, nên cuối cùng đã giành được thắng lợi. Khi xem xét đến sự chênh lệch về tương quan lực lượng giữa hai bên, sẽ thấy chiến quả như vậy là hiếm gặp trong lịch sử hải quân thế giới. Còn ý nghĩa thực sự của trận chiến ở Tây Sa, nằm ở chỗ đã tiêu diệt được quân đội Nam Việt chiếm cứ ở đó từ năm 1956, là đã đánh đuổi sạch thế lực Nam Việt. Nếu không, đợi đến hơn một năm nữa thôi, Việt Nam sau khi thống nhất sẽ tiếp quản luôn cả mấy hòn đảo ở đó, thì nỗi rầy rà của phía Trung Quốc sẽ còn lớn hơn.
1) Số lượng tàu tham chiến
Con số thực và loại hình tàu tham chiến của phía Trung Quốc: 2 tàu chống ngầm, 2 tàu dò mìn, 2 tàu hộ tống cao tốc; trong đó có 4 tàu khai chiến trước, 2 tàu đuổi theo sau, và chính 2 chiếc tàu đuổi theo sau này đã khiến hải quân Nam Việt cho là còn có một loạt tàu tăng viện nữa đang đuổi tới, gây khiếp đảm, làm quân Nam Việt phải bỏ chạy, ở bước ngoặt quyết định cuối cùng đã làm cho cán cân thắng lợi nghiêng về phía quân ta.
2) Ai là người nổ phát súng đầu tiên?
Thật tình là hiện giờ cũng không thể nói rõ được ai là người nổ phát súng đầu tiên. Theo những người tham chiến nói, khi ấy bên quân ta chắc chắn không ra lệnh nổ súng, nhưng trước khi nổ súng, bên quân Nam Việt đã bắn 1 phát đạn pháo về phía quân ta bằng pháo **, (đương nhiên là không có trong lệnh), do hỏa pháo chủ yếu của các tàu bên quân Nam Việt đều được điều khiển tự động bằng rađa, cho nên phát đạn pháo này bên quân ta phán đoán là để hiệu chỉnh hệ thống điều khiển bắn tự động, đồng thời sau khi tàu bên quân Nam Việt lui lại với ý đồ giãn cách cự ly (điều này buộc phải làm về mặt chiến thuật khi tàu lớn khai chiến với tàu nhỏ), chỉ huy bên quân ta phải ra lệnh cho 2 biên đội bám sát, đồng thời cảnh báo: Chú ý, quân địch sắp nổ súng! Vào lúc ấy, trận hải chiến đã nổ ra. Khi người bên quân ta phát hiện thấy nòng pháo bên quân địch tóe lửa một cái là liền lập tức đạp cò! Cho nên gần như cùng lúc với bên quân địch nổ súng, đạn pháo bên quân ta cũng nhả luôn! Nhưng do phía quân ta pháo nhỏ, vận tốc cao, thế nên loạt dạn pháo đầu tiên của bên quân ta đạp cò sau, nhưng lại rơi xuống đầu hải quân Nam Việt trước (quả có chút nực cười). Lúc này, chỉ huy bên quân ta quả thực không ra lệnh nổ súng, bắn trả hoàn toàn là sự phản ứng tự động của các chiến sĩ (sự phản ứng tự động này tương đối quan trọng, nếu như đợi đến khi chỉ huy ra lệnh mới bắn trả, thì rất có thể lịch sử về trận hải chiến Tây Sa sẽ phải viết lại). Viết đến đây, đã có thể rõ được ai là người nổ súng trước rồi.

3) Trận hải chiến đã liều ném luôn cả lựu đạn?
Không phải là bên quân ta đã có chiến pháp liều ném lựu đạn trong trận hải chiến, mà là một chiếc tàu khi ấy do bị thương, mất lái, tốc độ chạy quá nhanh, đâm thẳng vào giữa 2 chiếc tàu bên quân Nam Việt, nên đã bị tấn công bằng hỏa lực chằng chịt rồi bốc cháy, tổn hại nghiêm trọng, chiếc tàu phía sau của quân ta nhìn không rõ (khi ấy cho là khói do tự mình tuôn ra) sợ đánh bị thương nhầm tàu mình, lại không thể chi viện được, nên kết quả là chiếc tàu này lái luôn cả khói lửa đâm thẳng vào tàu số 10 của địch, thuyền trưởng hoa mắt: Lắp tên lửa chống tàu ngầm! Chuẩn bị sống chết với quân địch. Thế là tàu số 10 quay lái sạt qua tàu của ta, nguy hiểm tới cực điểm. Lúc này hỏa pháo của hai bên đều không thể dùng được, thuyền trưởng gặp nguy ứng biến: Ném lựu đạn! Khi ấy bên quân ta cơ bản chưa chuẩn bị đánh trận hải chiến, trên tàu này có mấy hòm lựu đạn chuyển cho dân binh đóng trên đảo, vào lúc này đã được điều dùng cho trận chiến. Thế là mọi người tranh nhau vớ lấy lựu đạn ném sang tàu số 10 của Nam Việt, có người còn ôm luôn cả bệ phóng tên lửa chống tăng của bộ binh bắn về phía tàu Nam Việt! Đây chính là xuất xứ của chuyện quân Trung cộng đã sử dụng lựu đạn mà Nam Việt đã thông tin cho giới truyền thông sau này, nhân lúc quân địch hoảng loạn chuyển hướng, quân ta đã ngoặt tàu chạy hết tốc độ, đẩy lui được cuộc tấn công của Nam Việt, sau đó lao tới tự cứu lại được bãi đá ngầm.
4) Được mất về chiến thuật của trận hải chiến
Về kết quả của trận hải chiến mọi người đều đã rõ: Bên quân Nam Việt: 1 chiếc tàu hộ tống nhỏ nhất (phiên hiệu “Sóng dữ”, 650T) bị chìm, 3 chiếc tàu khu trục còn lại bị thương (rất nhẹ). Bên quân ta: 1 chiếc tàu dò mìn gần như bị chìm (đưa lên bãi cạn thành công, tất nhiên, nếu đưa lên bãi cạn không kịp thì chắc chắn sẽ chìm), bị thương 1 chiếc, 2 chiếc còn lại cũng bị thương nhẹ, nhưng 2 chiếc thêm vào sau đó lại không hề bị sứt mẻ gì.
a) Khi khai chiến, cả hai bên đều theo quan điểm đã đánh phải đánh cho giập đầu, tấn công vào tàu chỉ huy của đối phương, song đều phán đoán nhầm: Trong số 2 biên đội bên quân ta, 1 chiếc tàu xông lên trước nhất là tàu chỉ huy, mà bên quân địch tấn công lại là 2 chiếc tàu ở đằng sau 2 biên đội bên quân ta, phán đoán sai (nếu như quân địch khi ấy đọc được báo chí Trung Quốc thì sẽ không bị sai). Bên quân ta phán đoán quân địch sợ chết, cho nên viên chỉ huy sẽ nấp ở đằng sau, vì thế cũng tấn công 2 tàu ở đằng sau, và cũng phán đoán sai! Xác minh sau trận chiến cho thấy, tàu chỉ huy bên quân địch là tàu đầu ở biên đội số 2!
b) Bên quân Nam Việt đã sai lầm về vận dụng chiến thuật: Hải quân Nam Việt cho rằng tàu của ta đại pháo lớn, dùng đạn xuyên thép làm thủng cho mấy lỗ là tàu nhỏ của mày chìm ngay, cho nên trong lúc bắn nhau bên quân Nam Việt đã sử dụng đạn xuyên thép (tất nhiên, không thể nói là không đúng, nhưng nếu như một tàu dùng đạn xuyên thép, một tàu dùng đạn bộc phá thì rất có thể bên quân ta sẽ phải chịu kết cục thảm hại, bởi dẫu sao thì tàu của ta cũng quá nhỏ).
Bên quân ta cho rằng, mặc dù mày là hỏa lực tự động, nhưng có phải lúc nào cũng có người đến thao tác đâu? Tao đánh cho mày bò lê bò càng hết cả ra, thì mày có tự động hóa thì cũng chẳng có ai đến ấn nút được cả! Cho nên tình hình bên quân ta sử dụng đạn bộc phá (người viết cho rằng đây là chiến thuật khi ấy không có biện pháp để đề xuất) trong giao chiến là: Hai bên vừa bắn nhau, toàn bộ hải quân trên tàu quân sự Nam Việt đều chui hết cả xuống dưới boong tàu, còn hỏa pháo tự động hóa cũng bị mất hiệu lực khi bị quân ta tấn công trọng điểm vào hệ thống điều khiển tự động bằng rađa, người điều khiển pháo đương nhiên là không bắn được chúng ta nữa rồi. Sau khi bên quân ta bị bắn đạn xuyên thép, phần tàu chìm dưới nước bị thủng mấy lỗ lớn, mà những miếng nút chúng ta chuẩn bị sẵn thì lại không đủ, may mà có các chiến sĩ xả thân bịt lại thì mới bảo vệ được tàu. Từng có tin là có chiến sĩ đã hi sinh vì dùng thân mình bịt tàu, thế nhưng quân lính hiện giờ đã được điều đi xa rồi, lát nữa người viết kể cho mọi người nghe về trận hải chiến Xích Qua Tiêu (tức Bãi đá Gạc Ma – ND) thì sẽ biết.
Lời cuối: Nghe nói sau khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung Quốc: Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt! Chính phủ Trung Quốc đã từ chối bức “Điện cảm ơn” này, đây cũng là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến chỗ trở mặt về chủ quyền đối với Nam Sa của Trung Quốc từ phía Việt Nam.
Trong trận hải chiến oai hùng thề chết bảo vệ quần đảo Tây Sa của quân dân Trung Quốc, hải quân Trung Quân ở vào thế yếu về trang bị, tổng cộng đã bắn chìm một tàu hộ tống, bắn bị thương ba tàu khu trục, tiêu diệt thuyền trưởng tàu “Sóng dữ” cùng hơn 100 quân dưới quyền bên quân Nam Việt; trong khi đổ bộ thu hồi ba hòn đảo Cam Tuyền, đảo San Hô và đảo Kim Ngân, bộ đội và dân binh Trung Quốc đã bắt sống được thiếu tá Phạm Văn Hồng cùng 48 quân dưới quyền bên quân Nam Việt, viên sĩ quan liên lạc Kirsch thuộc Lãnh sự quán Mỹ thường trú tại Đà Nẵng cũng đã thành tù nhân của quân dân Trung Quốc. Tất nhiên, trong trận chiến đấu bảo vệ quần đảo Tây Sa, quân dân Trung Quốc cũng đã phải trả những cái giá nhất định. Chính ủy tàu 274 của hải quân Trung Quốc, Phùng Tùng Bá cùng 18 sĩ quan binh lính khác đã anh dũng hy sinh, 67 chiến sĩ tham chiến bị thương, tàu 389 của ta bị bắn hỏng.
Biên đội trên biển, bộ đội tàu chống ngầm của hải quân ta
Trong trận chiến, tàu tham chiến của quân ta đã cố sức áp dụng thủ pháp cận chiến, cự ly bắn giữa hai bên từ 1.000 m đến 300 m, pháo bắn nhanh khẩu độ nhỏ của quân ta liên tục rót đạn về phía tàu địch, buộc địch không còn dám ở lại trên tầng cao của tàu quân sự.
Trong ảnh là tàu của hải quân Nam Việt chuẩn bị xâm phạm vùng biển Tây Sa đang được kiểm tra sửa chữa ở cảng Đà Nẵng, đồng thời đậu ở bên ngoài là kỳ hạm tham chiến của hai quân Nam Việt, phiên hiệu “Trần Bình Trọng” (số ghi bên mạn tàu là “5″).
Bản đồ hiển thị tác chiến của trận hải chiến Tây Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Sau thắng lợi của trận hải chiến Tây Sa, quân ta thừa thế thu hồi lại tất cả những hòn đảo đã bị Nam Việt xâm chiếm, bắt sống hơn 40 sĩ quan binh lính Nam Việt, trong đó có cả 1 cố vấn Mỹ.
————
Ghi chú của BTV:
(1) Chiếc HQ-10 mà phía Trung Quốc gọi là “Sóng Dữ” (怒涛), Việt Nam gọi là Nhật Tảo, do ông Ngụy Văn Thà làm thuyền trưởng lúc đó .
(2) Ông Nguyễn Thành Trí lúc đó giữ chức đại úy.
(3) Có lẽ bài gốc được viết trước năm 2004.
(4) Tức thiếu tá Ngụy Văn Thà, sau khi mất, ông được truy phong hàm Trung tá Hải quân.
Nguồn: Canglang.com
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Bản tiếng Việt © Quốc Trung

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Tưởng nhớ Đơn Dương

Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên

-Bài hát được Đơn Dương hát trong phim Green Dragon

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

VN 'nên đóng cửa toàn bộ trại cai nghiện'

Cập nhật: 14:10 GMT - thứ hai, 5 tháng 12, 2011
Học viên Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Phước Bình tách hạt điều
HRW từng cáo buộc những người cai nghiện bị cưỡng bức lao động không công
Một chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi Việt Nam đóng cửa các trại cai nghiện và phục hồi nhân phẩm, sau 10 ngày thị sát.
Ông Anand Grover, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền sức khỏe, nói "tôi hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trại phục hồi nhân phẩm (rehabilitation centre)".
Bấm Tuyên bố của ông được đăng tải trên trang web Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ hôm nay.
Thông cáo nhấn mạnh việc giam giữ và điều trị bắt buộc với những người nghiện ma túy và gái mại dâm tại các trung tâm này là vi phạm quyền y tế và sức khỏe của họ.
Ông Grover nói: "Trại viên bị tước quyền từ chối điều trị cưỡng bức, quyền đồng ý trong các quyết định liên quan đến họ về y tế."
Bản tiếng Anh của báo cáo gọi các trại viên là 'detainee' cũng có nghĩa là 'người bị giam', 'bị cầm tù'.
Duy trì kỳ thị?
Chuyên gia của LHQ nói các trung tâm cải tạo kiểu này duy trì sự kì thị, phân biệt đối xử, cản trở nỗ lực đối phó HIV/AIDS của chính phủ và không giúp giảm nạn mãi dâm và dùng ma túy.
Ông Grover nói: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trung tâm cải tạo."
"Cần đảm bảo rằng nguồn đầu tư đáng kể cho các trung tâm này được dành cho các cách điều trị khác."
Hồi tháng Chín, tổ chức nhân quyền ở Mỹ, Human Rights Watch, ra phúc trình về tình trạng trại viên bị giam giữ trong các trại cai nghiện của Việt Nam và nói họ "bị tra tấn và cưỡng bức lao động".
Khi đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam mạnh mẽ phản đối phúc trình này.
Ông Anand Grover trong cuộc họp báo hôm nay ở Hà Nội
Hà Nội nói: "Báo cáo mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền mới công bố là không có cơ sở, xuyên tạc thực tế công tác cai nghiện tại Việt Nam với dụng ý xấu."
"Nghiện ma túy là hành vi gây hậu quả nhiều mặt tới cộng đồng, xã hội, và đặc biệt ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, hành vi, nhân cách của chính bản thân người nghiện."
Hiện Việt Nam chưa đưa ra phản ứng quanh bình luận của vị chuyên gia độc lập do Hội đồng Nhân quyền LHQ bổ nhiệm.
Trong một báo cáo riêng gửi cho báo chí hôm nay, ông Anand Grover nói ông đã có "những trao đổi thẳng thắn" với quan chức Việt Nam.
Ông khen ngợi chính phủ Việt Nam đã quyết tâm cung cấp chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân.
Tuy vậy, ông nói "cần thêm nhiều hỗ trợ cho người nghèo và cận nghèo".
Vị chuyên gia này sẽ viết báo cáo để đệ trình cho Hội đồng Nhân quyền LHQ vào tháng Sáu 2012.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, quyền đồng ý của người chữa bệnh (patient consent) là một phần quan trọng của nhân quyền.
Chẳng hạn như Bấm luật ở Anh nói bệnh nhân, kể cả bệnh tâm thần phải được quyền theo dõi và giám sát những biện pháp y tế áp dụng với chính cơ thể họ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam nhà chức trách thường nhân danh các chiến dịch 'diệt trừ tệ nạn xã hội' để cưỡng bức điều trị với một số nhóm dân chúng.

Nguồn: BBC

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Hoàng Sa - Nổi đau mất mát

Phim cấm chiếu ở Sài Gòn

Nếu không cho phép chiếu thì thông báo cho đường hoàng lí do. Ai lại đi cúp điện, hành xử kiểu cao bồi viễn đông xem ra dỡ quá.
Rồi có tin hành lang là phim thiếu tính đảng nên cấm. Mà trời ơi, phim làm ra người này cho là thiếu cái này, người kia cho là thiếu cái khác là chuyện thường,...miễn là phim đứng đắn thì không cấm người ta được.

Trao đổi về bộ phim 'Hoàng sa - nổi đau mất mát'
báo Thanh Niên

Xem phim

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Phiên âm gây cười trong ngoại giao

http://www.baomoi.com/Home/SachBaoVanTho/infonet.vn/Xon-xao-viec-phien-am-gay-cuoi-trong-ngoai-giao/7410668.epi

Trung Quốc và con đường bành trướng

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/11/an-trung-hoan-dam-phan-bien-gioi-vao-phut-chot/

Đọc tin trên lại nghĩ về con đường của Hán tộc, thời nào TQ cũng có tranh chấp lãnh thổ với nước khác. Hình như trong ý thức của người Tàu là xâm chiếm. TQ luôn để tranh chấp ở tình trạng lững lơ và chờ đến khi họ có đủ thực lực và thời cơ là chiếm. Biển đông Việt Nam cũng vậy, cũng luận điệu tương tự: gát tranh chấp, thỏa thuận song phương,...

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Xôn xao câu chuyện bi thảm về người nữ tài xế xe bus

(VTC News) - Hiện lan truyền trong cộng đồng mạng Việt Nam với tốc độ chóng mặt là câu chuyện về người phụ nữ lái xe bus và cái kết thảm thương là một vụ tai nạn xe. Truyện mang màu sắc liêu trai nhưng thông điệp hằn sâu lại đáng để suy nghĩ.


Câu chuyện được cư dân trên Facebook và các trang mạng xã hội chia sẻ cực nhiều trong một hai ngày gần đây. Nội dung có một vài dị bản, nhưng sự khác nhau là không nhiều, đại ý như sau:

"Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.

Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường… - “Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói: - “Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” -“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười. Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.” Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”

Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: - “Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”. Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.

Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!” Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.

Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: “Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung. Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.

Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!".
Hết

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Tịch thu USD

Đọc tin về buôn bán ngoại tệ, thấy thật tệ. Báo tuổi trẻ: Bán USD cho tiệm vàng sẽ bị tịch thu

       Bài báo dẩn lời ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM "- Quy định đã có từ nhiều năm qua là người dân có quyền được sở hữu ngoại tệ nhưng chỉ được bán ngoại tệ tại những nơi được quy định như chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng (NH), hoặc các quầy thu đổi được NH Nhà nước cấp phép"
       Đọc xong bài báo mà thấy bất an, Qui định này liệu có xảy ra tình trạng độc quyền.  Qui định này có tự mâu thuẩn: "người dân có quyền sở hữu ngoại tệ" , Có quyền sở hữu không?
      
      Sau đó là một lời khuyên hay là lời nhắc nhở, hay răn đe cũng không biết " Theo tôi, người dân cần cân nhắc kỹ vì cái lợi của việc bán USD cho tiệm vàng tính ra rất nhỏ so với rủi ro phải chịu nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt. " lại thấy kỳ kỳ, người dân gặp rủi ro do cơ quan chức năng nhà nước, chớ không phải cơ quan nhà nước nhận lương để đảm bảo người dân ít gặp rủi ro!?

      Phía dưới phần kết là những phần qui định về xử phạt hành chánh, tịch thu,...theo qui định, nghị định,...

      Thử hỏi dòng chảy ngoại tệ ngoài chợ đen sẽ đi đâu, liệu có ai biết không, và những qui định như thế này là phần ngọn, liệu giải quyết được gì không, tổ khổ cho người có USD và người kinh doanh, có sướng cho người thực thi nhiệm vụ đảm bảo qui định này được thực hiện đôi chổ.
!!...

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Âm nhạc Lam Phương

Tính hai mặt của đồng tiền định mệnh trong cỏi giới âm nhạc Lam Phương
Nguồn dutule.com

Made in China

Câu "Made in China" mà những người thích đùa gọi là " Hàng của Mao Trạch Đông", bình dân hơn thì "Hàng tàu" và nghe qua có cảm giác không tốt về nó, vì đâu nên nổi.

Xưa giờ mình mua hàng điện máy, nhất là máy tính đầu những năm 2000 đa số là hàng Đài Loan, sau này thì là hàng Trung Quốc, cũng xài tốt, hôm rồi mua cái webcam Trung Quốc mới thấy vì sao mọi người không thích: Hàng đóng hộp rất đẹp, guarrantee nhà sản xuất, nhà phân phối đủ,...mang về cài không được, mang lên hãng thì không đổi vì đã mua hơn tuần, mang sang kỹ thuật thì báo là Driver không đúng, đổi cho đĩa driver khác. Mang về cài thì cái đĩa mới lại không mở được nó cứ đòi format,.., mai là mình cẩn thận nhờ kỹ thuật chép driver vào usp, cài vào xài cũng được (không đến nổi bỏ).

Về cái khoảng an toàn,...gì...gì nữa thì bạn không nên chọn hàng TQ vì cũng tai tiếng nhiều, nào là melamin trong sữa, chất tăng trọng trong thức ăn gia súc, chì trong đồ chơi trẽ em, đồ gia dụng,...

Được cái giá rẽ, ít tiền thì xài cũng được.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Một cuộc thuyết giảng cho trí thức - Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2:"yêu cho đòn cho vọt"

Chiều thứ hai 14/11/2011, ông Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia của Bộ Ngoại giao Việt Nam (tôi nhấn mạnh: của Việt Nam) được mời đến một trường đại học lớn ở Hà Nội báo cáo về tình hình biên giới.
Nhà trường thông báo cho các thầy cô đến dự.
Ban tổ chức nghĩ rằng, các thầy cô bận rộn, vả lại đây là vấn đề đại sự quốc gia đã có Đảng và Chính phủ lo, chắc cũng không mấy người quan tâm, cho nên cái giảng đường 432 chỗ ngồi đã được ngăn bằng một tấm vách ngăn di động, chỉ còn chừa lại chừng 200 chỗ ngồi để giảng đường đỡ trống trải.
Không dè chưa đến giờ hẹn mà giảng đường đã chật cứng, bộ phận tổ chức phải tháo dỡ tấm vách ngăn... Thế mà cái giảng đường trên 400 chỗ ngồi hầu như không còn chỗ trống.
Người quan sát nhận ra, hôm nay đến dự rất đông đủ, hầu như các vị thuộc hàng Giáo sư có tên tuổi đều có mặt, trừ thầy Hiệu trưởng đi công tác nước ngoài, các thầy Phó hiệu trưởng đều có mặt, buổi báo cáo do thầy Phó hiệu trưởng thường trực chủ trì.
Những người đến dự chờ đợi ông Phó chủ nhiệm cung cấp những thông tin thời sự về tình hình biên giới, để cập nhật thông tin và bổ sung kiến thức vào công việc nghiên cứu và giảng dạy. Ông giảng giải rất kỹ thế nào là đường cơ bản, thế nào là lãnh hải, thế nào là vùng đặc quyền kinh tế, ... Ông còn làm “công tác tư tưởng” cho các Giáo sư, đảng viên và đoàn viên thanh niên cộng sản không được quên rằng Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia do các đảng cộng sản lãnh đạo, chúng ta cùng chung ông Tổ Mác Lê-nin.
Rồi ông cung cấp thông tin, như muốn nhắc nhở các Giáo sư đừng quên góp đá xây dựng Trường Sa, khi đã có đơn vị này đóng góp một tỷ đồng, mỗi người đơn vị kia đóng góp một ngày lương, ... rồi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm các việc... ông nhắc đi nhắc lại một điệp khúc “nhiều lắm các thứ” (nguyên văn lời ông). Ông giảng giải rành rẽ như đang giảng bài cho học sinh trung học, chứ không phải một báo cáo nghiêm túc cho các Giáo sư... Trên màn hình của bản thuyết trình, ông xen vào rất nhiều hình ảnh để chứng minh rằng ông đã từng đi báo cáo về biên giới trên biển tại nhiều trường đại học và các đơn vị khác trên toàn quốc.
Mặc dầu chờ đợi, nhưng các cử tọa tuyệt nhiên không thấy ông Chiến đưa ra một thông tin nào mới, trừ những thông tin mà các Giáo sư đã tiếp nhận qua các phương tiện truyền thông và nhất là các trang mạng “lề phải”, “lề trái”. Và ông luôn nhắc đi nhắc lại “đây là vấn đề nhạy cảm” mà ông không thể nói ra, và ông Chiến cũng khuyên mọi người đừng nhắc đến.
Quả tình đây là vấn đề rất “nhạy cảm”, bởi vậy ông yêu cầu mọi người tuyệt đối không được chụp ảnh, quay phim về buổi nói chuyện này. Có một vị giảng viên rất trẻ (có lẽ vừa ra toa lét quay vào) chưa kịp nghe lời cảnh báo của ông, lỡ dại giương máy ảnh lên chụp, liền bị ông nghiêm khắc cảnh cáo.
Điều đặc biệt là cái bản đồ mà ông trưng lên để giảng giải thì lại dùng tiếng Anh và ghi rõ vùng biển mà Trung Quốc đang khuấy đảo là biển “Nam Trung Hoa”, chứ không phải là Biển Đông như viết trên các báo chí “lề phải” của ta.
Khi nói về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, ông nhấn mạnh,... ta có chưa đầy trăm triệu dân, Trung Quốc có gấp mười mấy lần số đó, mình biểu tình năm ngàn người thì họ biểu tình năm chục ngàn người... Kinh khủng hơn thế... Giải quyết vấn đề gì đâu (!).
Nhưng có một thông tin mà cả giảng đường sững sờ: Khi nói về vụ Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 và tàu Viking 2 của ta, ông Chiến “lỡ mồm” đưa ra một lời răn dạy, chẳng qua chỉ là... là “Yêu cho đòn cho vọt” mà thôi! Theo bình luận của người quan sát, thì đây là lời khuyên của các cụ đối với các bậc cha mẹ khi dạy dỗ con cái.
Nghe giọng điệu của ông cứ thấy là lạ thế nào! Đúng là giọng điệu của bọn người nước lạ, luôn mồm đe dọa cho “Dạy cho Việt Nam một bài học”... Nhưng lần này được ông cán bộ Chiến của cái cơ quan lạ kia phiên dịch bằng một ngôn ngữ “thân ái hơn”, là... là “Yêu cho đòn cho vọt”. Cả giảng đường giật mình... Không biết bố nào dạy con nào đây? Và ai đang được ai yêu như vậy đó?
Sau phần ông thuyết trình thì đến lượt mọi người nêu câu hỏi và bình luận.
Rất đông đảo các vị Giáo sư đương chức đã phát biểu ý kiến. Tất cả các ý kiến đều thể hiện sự đáng tiếc là trong báo cáo của ông Chiến không đưa ra được những thông tin gì mới so với báo chí, và mọi thông tin quen biết mà ông Chiến đưa ra kèm theo lời răn phủ đầu: “Đây là vấn đề nhạy cảm”. Những vấn đề “nhạy cảm” của ông Chiến quả thật còn kém xa những thông tin mà các thầy cô của trường đại học này nghiên cứu, nhất là các thầy cô trong ngành sử học.
Người đầu tiên phát biểu ý kiến là thầy Phó hiệu trưởng thường trực. Thầy chất vấn ông Chiến, tại sao lại ông lại dùng bản đồ tiếng Anh với dòng chữ “Biển Nam Trung Hoa” để chỉ vùng Biển Đông của Việt Nam? Ông Chiến lúng túng, quanh co một hồi, và không thể trả lời được thấu đáo câu hỏi của thầy Phó hiệu trưởng thường trực (mà làm sao ông Chiến trả lời cho đặng!!!).
Sau đó đến lượt một vị Giáo sư là một nhà nghiên cứu lịch sử, đã bình luận, ý là Trung Quốc “yêu Việt Nam”,... rất yêu. Yêu đến mức cho những thứ hơn đòn hơn vọt mà ông Chiến vừa nói đến, bằng chứng là nhan nhản những bài viết trên những trang mạng do Đảng Trung Quốc thao túng đòi “Giết giặc Việt để lấy máu làm lễ tế cờ thu hồi Nam Sa” (tức Trường Sa của Việt Nam). Ông còn dẫn ra một loạt sự kiện nữa, trong đó có việc ông Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vừa dứt lời từ biệt với Tổng Bí thư của Việt Nam, thì trên cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc đã dọa cho Việt Nam nghe tiếng súng ở Biển Đông. Vị Giáo sư này còn nói: “Tôi có thể cung cấp cho anh Chiến, rằng bản chất của Trung Quốc là lời nói không bao giờ đi đôi với hành động. Họ nói một đằng, nhưng lại hành động theo một cách khác. Nó nhất quán từ cấp lãnh đạo cao nhất đến cấp thực thi thấp nhất”.
Vị Giáo sư khả kính của chúng ta còn khẳng định, chúng ta phải đặt lợi ích quốc gia trong khuôn khổ của pháp luật quốc tế lên trên hết, chứ không phải nhấn mạnh họ và ta đều chung ông tổ Mác Lê-nin.
Một vị Giáo sư khác đã từng có bề dày nghiên cứu về Trung Quốc, đã từng có công trình khoa học về vấn đề này được công bố từ 1979, thì khẳng định với ông Chiến rằng, trong suốt chiều dài lịch sử, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn hành xử theo kiểu lời nói không đi đôi với việc làm. Khi vị Giáo sư này nhắc đến bản tính lời nói không đi đôi với việc làm thì gợi người quan sát nhớ lại ý kiến của vị Giáo sư vừa phát biểu ý kiến ở trên, rằng, mỗi khi diễn ra những sự kiện Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, được phía lãnh đạo Việt Nam nhắc nhở, thì lãnh đạo Trung Quốc luôn đưa lời khuyên thân ái: “Các đồng chí ơi, chúng ta phải kiên nhẫn nhìn về đại cục, chứ chấp gì với cái hành động ngu xuẩn của bọn dân đen...”
Một vị nữ Giáo sư nói “Báo cáo một vấn đề nghiêm túc như thế này phải có chứng cứ khoa học, bằng chứng lịch sử, chứ không thể cái gì cũng “vấn đề nhạy cảm”... Vậy ra chúng tôi không đáng được cung cấp thông tin sao?”. Nghe xong lời vị nữ Giáo sư này, ông Chiến liền hạ giọng phán rằng: “Không ai cấm các thầy cô nghiên cứu khoa học, nhưng nghiên cứu thì phải... cho nó... cẩn thận... Chúng ta có thể viết một trăm trang nghiêm túc, nhưng chỉ cần một dòng không cẩn thận là phía bạn có thể dùng nó để làm bằng chứng rằng đã có một Giáo sư của Việt Nam nói năng như vậy đấy!”. (Người quan sát trộm nghĩ: Vậy thì trên hàng trăm trang mạng của Trung Quốc, cả lề phải và lề trái, nhan nhản những dòng lăng nhục và đe dọa Việt Nam thì ông Chiến nghĩ sao nhỉ?).
Dân tình quan sát thấy ông Chiến mặt đỏ nhừ... Chắc ông không ngờ các thầy cô ở trường đại học này thể hiện một phản ứng dữ dội như vậy... Cứ như những cuộc đấu tố ở các khu phố đối với những người có ý kiến trái chiều.
Cuối cùng, chắc là để gỡ thể diện cho ông Chiến, vì dù sao, nhà trường cũng đã có lời mời ông Chiến đến báo cáo, thầy Phó hiệu trưởng thường trực đã nói lời cảm ơn để kết thúc cuộc đối thoại rất cởi mở với ông Chiến.
Trong dòng người ùa ra từ giảng đường, người quan sát nghe thấy cuộc trao đổi giữa mấy bạn giảng viên trẻ, trong đó đáng chú ý là lời của một anh: “Tôi cho rằng, phúc đức của nước nhà còn lớn lắm, bởi vì, đưa một người như ông Chiến đi thương thảo về biên giới, để một người như ông Chiến tư vấn chính sách về biên giới cho Chính phủ mà chúng ta mới chỉ mất có ngần ấy đất và ngần ấy biển là còn ít đấy”./.
N. Q. S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Nguồn bauxitvn

Scandal môn Pencak silat (Indonesia vs Thailand)

Cắn -Trốn-Chạy & Thắng

Trận chung kết giữa võ sĩ người Thái Lan Anothai ChoopengDian Kristanto của Indonesia ở hạng cân 50kg tối 17/11 tại nhà thi đấu Pencak Silat Padepokan

Anothai Choopeng: đai đỏ
Dian Kristanto: đai xanh
Trọng tài người Singapore Jasni Salam

Bấm vào link bên dưới để xem
http://www.youtube.com/watch?v=mpiISpc_Mag

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Vai trò đồng tiền trong cuộc sống

*Dưới đây là bài văn của Hiếu đã gây “sốc” với giáo viên trường THPT Hà Nội - Amsterdam.
Thư gửi mẹ.
Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ
Nguyễn Trung Hiếu
Nguồn: dantri.com.vn